Danh mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đại học Việt Nam thời hội nhập từ góc nhìn của trường Cao đẳng địa phương

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 861.86 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về các trường Đại học, Cao đẳng địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế; thời cơ và thách thức trong tiến trình nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đại học. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đại học thời hội nhập ở Việt Nam góc nhìn từ các trường Đại học, Cao đẳng địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết các nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đại học Việt Nam thời hội nhập từ góc nhìn của trường Cao đẳng địa phươngHỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌCVÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM THỜI HỘI NHẬP TỪ GÓC NHÌN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỊA PHƯƠNG Lê Thành Công1 - Phạm Văn Luân2 Hội nhập và toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế của thế giới, bối cảnh đó đãđặt giáo dục đại học Việt Nam đứng trước ba yêu cầu mang tính thời đại: phải tập trungcao cho Đại chúng hóa giáo dục đại học; thực hiện Công bằng, bình đẳng trong giáodục đại học và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục đại học. Theochúng tôi, từ góc nhìn giáo dục đại học – cao đẳng (ĐH – CĐ) cấp địa phương (baogồm các trường ĐH, CĐ thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Sở Giáo dục &Đào tạo quản lý), ba yêu cầu nêu trên vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng giúpnâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầuhoá hiện nay. Trong tham luận này, chúng tôi xin khái quát lại vài nét cơ bản của “giáo dục ĐH– CĐ cấp địa phương” ở Việt Nam như một hướng tiếp cận để tìm ra giải pháp nâng caohiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam. Giáo dục ĐH - CĐ địa phương chúng tôi đềcập ở đây xuất phát từ đặc thù Việt Nam thời hội nhập. Chúng ta đều biết, do nguồn lựchạn chế tuy không phân định chính thức, trong cách nhìn của chúng tôi và đa số nhữngngười quan tâm đến giáo dục ĐH - CĐ, khối các ĐH quốc gia, ĐH vùng và ngay cả cáctrường ĐH lớn thuộc Bộ, ngành quản lý, có sự “tách tốp” tạo ra sự khác biệt trong quátrình triển khai nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.Khối các trường ĐH – CĐ cấp địa phương – thuộc UBND tỉnh, sở GD & ĐT quản lýnằm ở tốp sau trên lĩnh vực năng động này). Giáo dục ĐH - CĐ địa phương được đề cậptrong bài viết này thể hiện ở góc nhìn cận cảnh một vùng sông nước đặc thù - giáo dụcĐH – CĐ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi thực hiện Quyết định của Thủtướng Chính phủ số 20/2006/QĐ-TTg với các mục tiêu phát triển và một hệ thống giảipháp đồng bộ tạo ra sự chuyển động, phát triển theo hướng rút ngắn dần khoảng cách sovới trình độ phát triển chung của cả nước, từ đó có “bệ phóng” hội nhập vào trào lưu hợptác quốc tế và toàn cầu hóa về giáo dục.1 ThS – Hiệu trưởng Trường CĐ Bến Tre2 ThS – Phó Trưởng phòng NCKH&HTQT, Trường CĐ Bến Tre 223BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Hơn ai hết, cán bộ quản lý giáo dục ĐH – CĐ, những người quan tâm đến giáodục ĐH – CĐ cấp địa phương ở khu vực này đã cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắcsự chuyển mình của giáo dục ĐH – CĐ địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng màtính chất và qui mô của quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục ĐH –CĐ chính là thước đo thuyết phục nhất khi nói về tính hiệu quả trong quản lý giáo dụcĐH Việt Nam với đầy đủ tính thực tiễn của nó.1. Các trường ĐH – CĐ địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhận định nhận được sự đồng thuận cao nhất tại cáchội nghị chuyên đề về giáo dục đào tạo ĐBSCL gần đây đều cho rằng ĐBSCL là vùngcó trình độ dân trí và nguồn nhân lực thấp nhất cả nước. Số lượng trường đại học bìnhquân trên dân số của vùng cũng ở mức thấp nhất. Mật độ trường ĐH ở vùng ĐBSCL chỉbằng 1/10 đồng bằng sông Hồng và bằng khoảng 1/3 bình quân cả nước (ở vùng ĐBSCL3.370.000 người dân mới có 1 trường ĐH; trong khi đó con số này ở đồng bằng sôngHồng là 327.000 người người dân/1 trường ĐH). Với xuất phát điểm thấp như vậy, giáodục ĐH ĐBSCL (bao gồm ĐH và CĐ) trong điều kiện của bước vào sân chơi hội nhậpvà hợp tác quốc tế về giáo dục với những khó khăn, thử thách không nhỏ. Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng trên lĩnh vực giáo dục ĐH, hầu hếtcác trường ĐH – CĐ khu vực ĐBSCL đã hình thành phòng chức năng quản lý hoạt độngquan hệ, hợp tác quốc tế (QH, HTQT) và thường ghép chung bộ phận quản lý khoa họccủa các trường với mô hình phổ biến là “phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế”,qui mô phòng lớn nhất là 12- 15 cán bộ, phổ biến từ 3 - 5 cán bộ , có nơi chỉ 2 - 3 cánbộ. Đây là đơn vị có chức năng tham mưu cho Ban Gián hiệu nhà trường trong: . Quản lý và điều phối hoạt động hợp tác quốc tế · Hoàn thành thủ tục và quản lý đoàn ra, đoàn vào. · Điều phối thực hiện và quản lý các chương trình, dự án hợp tác với nướcngoài. · Quản lý hồ sơ du học nước ngoài. · Là kênh liên lạc giữa Ban Giám hiệu trường với các tổ chức quốc tế. · Dịch thuật các tài liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và NCKH của trường. Chúng tôi đã có cuộc khảo sát nhỏ với lãnh đạo và nhân viên các phòng Quản lý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: