Danh mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt câu lạc bộ sinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 877.21 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ cho sinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho thấy, cần triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt của các câu lạc bộ cho sinh viên tại nhà trường trong giai đoạn hiện nay
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt câu lạc bộ sinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà NộiTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 51/2021 85 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thị Hồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Câu lạc bộ (CLB) sinh viên vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng của tổ chức Hội Sinh viên, nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu hỗ trợ của sinh viên. Để phát huy tối đa và toàn diện vai trò của các loại hình câu lạc bộ sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động chung của nhà trường hướng tới tạo dựng môi trường tích cực và hình thành năng lực cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội cần phải nâng cao các hình thức và nội dung sinh hoạt CLB; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và phòng ban chức năng của Nhà trường. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ cho sinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho thấy, cần triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt của các câu lạc bộ cho sinh viên tại nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Câu lạc bộ, Đại học Thủ đô Hà Nội, giải pháp, sinh viên, sinh hoạt câu lạc bộ. Nhận bài 1.5.2021; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.6.2021 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hồng; Email: nthong2@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đã có nhiều nhà nghiên cứu đã cóvề chức năng xã hội và hệ phương pháp hoạt động của các Câu lạc bộ nói chung và câu lạcbộ sinh viên trong nhà trường đại học nói riêng. Sự phát triển của các tổ chức ngoài lớp họcđồng hành cùng với sự phát triển của các cơ sở giáo dục và đào tạo đã đem lại hiệu quả tốthơn cho sinh viên. Hiện nay, đây là mô hình được phát triển dựa trên nền tảng mô hình tổchức của các câu lạc bộ mang tính chất tự phát và được thành lập trong các trường đại họcvà cao đẳng. Ngoài việc các câu lạc bộ này góp phần tăng tính tương tác và trao đổi giữasinh viên và đơn vị trong nhà trường, các câu lạc bộ này còn tạo ra môi trường thân thiện,giảm tải áp lực cho phép sinh viên phát triển kĩ năng giao tiếp và khả năng lãnh đạo(Hegedeus). Sinh hoạt CLB sinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua đã thuđược những kết quả nhất định góp phần giáo dục tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIluyện luyện kĩ năng sống cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên của nhàtrường đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến các vấnđề cơ bản về nội dung hoạt động của câu lạc bộ sinh viên, thực trạng sinh hoạt câu lạc bộsinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội và tập trung phân tích các giải pháp nâng caohiệu quả tổ chức sinh hoạt CLB sinh viên tại Nhà trường.2. NỘI DUNG2.1. Vai trò ý nghĩa của câu lạc bộ sinh viên trong nhà trường đại học Mục đích tồn tại của các câu lạc bộ là tạo ra môi trường cho các bạn sinh viên tự nângcao các kỹ năng mềm, phát huy năng khiếu, sở thích của mình để có những hành trang hữuích khi ra trường, tạo ra sân chơi cho các bạn sinh viên tự tin khẳng định bản thân mình, họchỏi những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp sau này; đồng thời hỗ trợ nhà trường, ĐoànThanh niên, Hội Sinh viên trong các công tác quản lý sinh viên. Câu lạc bộ Sinh viên có chức năng giáo dục, rèn luyện bởi đây là một trong nhữngphương thức hoạt động sinh động, có hiệu quả của Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên, là côngcụ để giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ chosinh viên. Đồng thời, là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hànhvi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành. Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của câu lạc bộ, sinh viên có dịp giúp nhau họctập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểuhiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếpsống văn minh môi trường học đường lành mạnh. Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng sinh viên với những điềukiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằmnâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và trong công tác cho sinh viên. Đồngthời giúp họ rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập, công tác và trong quan hệ xã hội.2.2. Thực trạng các câu lạc bộ sinh viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội Hiện nay, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội có 27 C ...

Tài liệu được xem nhiều: