Danh mục

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.11 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào làm rõ tính hấp dẫn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành, quy mô và mức độ xâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, những tác động cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Th.s Phùng Mạnh Hùng, Th.s Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Trƣờng Đại học Thƣơng mại Email: hungphungtmdt@gmail.com Tóm tắt: Bài viết tập trung vào làm rõ tính hấp dẫn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành, quy mô và mức độ xâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, những tác động cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Từ đó đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp nội địa, hàm ý về mặt chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành bền vững. Từ khóa: thức ăn chăn nuôi, hội nhập, tiềm năng thị trường, nguyên liệu, mạng lưới phân phối, công nghệ sản xuất…… 1.Đặt vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam và còn nhiều dư địa để phát triển với sự thuận lợi của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, 70% dân số làm nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi là những ngành thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư do nhu cầu về thịt của thị trường Việt Nam được xếp hạng cao trên thế giới, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu hàng năm đạt 4.9%, mức độ tiêu thụ trung bình đạt 40kg/người/ năm. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc và hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu một lượng lớn thịt lợn vào thị trường này qua con đường tiểu ngạch. Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang thay đổi tư duy phát triển, từ chăn nuôi nhỏ lẻ và manh mún sang mô hình chăn nuôi trang trại, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp thay vì thức ăn tự chế biến. Tất cả những yếu tố tổ này làm cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam liên tục tăng lên, có những thời điểm cung không đủ bù đắp cho nhu cầu. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều công ty nước ngoài có uy tín trong ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập kinh tế vào năm 1991, cạnh tranh trực tiếp về nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, kiểm soát mạng lưới kênh phân phối. Mức độ đầu tư sâu hơn thông qua việc biến các liên doanh thành các công ty 100% vốn nước ngoài, quy mô đầu tư mở rộng hơn thông qua mở thêm nhà máy mới. Nhà nước trong một thời gian dài chú trọng tới phát triển ngành chăn nuôi mà quên đi việc ban hành và triển khai các chính sách tạo động lực phát triển ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Xuất phát từ những luận cứ này, vấn đề thảo luận các giải pháp từ phía các doanh nghiệp nội địa trong ngành và cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành bền vững, tránh sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ bên ngoài là hết sức cần thiết. 2. Tiềm n ng của thị trƣờng thức n ch n nuôi Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân số tham gia vào trong các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chiếm tới 70% dân số. Số lượng gia súc và gia cầm (2015) được nuôi trên phạm vi cả nước ước đạt 379 triệu con [3]. Xu hướng tham gia cao trong lĩnh vực nông nghiệp của phần lớn dân số xuất phát từ truyền thống Việt Nam là một nước nông nghiệp, mặt khác cũng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Việt Nam ở mức cao, đặc biệt là các sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Nhu cầu tiêu thụ thịt của thị trường Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á (trung bình 192 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 40kg/người/năm) và thứ hai tại Châu Á, chỉ sau thị trường Trung Quốc (trung bình 60kg/người/năm) [4]. Bên cạnh đó, hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng lớn các loại thịt, đặc biệt là thịt lợn vào thị trường Trung Quốc thông qua các con đường tiểu ngạch và chính ngạch càng kích thích nhu cầu chăn nuôi trong nước, từ đó làm tăng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi. Điều này lí giải vì sao ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là một trong những ngành phát triển năng động trên thế giới với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%/ năm (trong giai đoạn 2012 – 2015) [4]. Hình 1.1: Sản lƣợng sản xuất thức n ch n nuôi giai đoạn 2005 đến 2012 và dự báo đến n m 2020 [4] Cung thức ăn Tổng nhu cầu chăn nuôi CN thức ăn chăn nuôi Hinh 1.2: Tỷ lệ giữa cung thức n ch n nuôi công nghiệp và nhu cầu thức n ch n nuôi giai đoạn 2000 đến 2015 và dự báo đến n m 2020 [5] Để có thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi gia súc và gia cầm, những hộ nông dân nhỏ lẻ thường chủ yếu mua nguyên liệu bên ngoài và tự trộn thành thức ăn chăn nuôi. Đối với những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn thì chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp có uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc và gia cầm. Trong năm 2015, tổng nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn, trong đó tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp là 13.26 triệu tấn và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tự chế tại các hộ gia đình là 6.27 triệu tấn [2]. Với nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc và gia cầm ngày càng lớn, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng ngành hàng và tư duy đang thay đổi của các hộ nông dân theo hướng chăn nuôi công nghiệp và sử dụng thức ăn công nghiệp thì thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp hứa hẹn sẽ là một mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác. 193 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2. Cơ cấu các doanh nghiệp và áp lực cạnh tra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: