Danh mục

Giải pháp phát triển ngành du lịch ở đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.63 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng đầm phá nói chung, du lịch nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh phát triển dịch vụ, du lịch của huyện nhà trong tương lai để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Quảng Điền sớm trở thành huyện nông thôn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển ngành du lịch ở đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng ĐiềnGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG THUỘC HUYỆN QUẢNG ĐIỀN LÊ ANH TOẠI TRẦN VŨ QUYỀN - TRẦN THỊ NY DƯƠNG THÁI – VŨ KHẮC SƠN Khoa Địa lý1. ĐẶT VẤN ĐỀĐầm phá Tam Giang có diện tích trên 22.000 ha mặt nước, trải dài qua 5 huyện (PhongĐiền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc) của tỉnh Thừa Thiên Huế, đượcmệnh danh là “biển cạn”, là vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á. Cũng như các hệthống đầm phá khác, hệ thống đầm phá Tam Giang có nguồn tài nguyên phong phú vàđa dạng để phát triển tổng hợp kinh tế biển như nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch,khai thác khoáng sản… Nhưng hiện nay sự phát triển các ngành kinh tế nhất là ngànhdu lịch (ngành có ưu thế phát triển) còn nghèo nàn lạc hậu, tính thu hút cũng như hiệuquả kinh tế rất thấp.Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng đầm phá nói chung, du lịch nóiriêng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thếmạnh phát triển dịch vụ, du lịch của huyện nhà trong tương lai để chuyển dịch cơ cấukinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Quảng Điền sớmtrở thành huyện nông thôn mới.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở KHU VỰC ĐẦM PHÁ TAMGIANG THUỘC HUYỆN QUẢNG ĐIỀN2.1. Khái quát tiềm năng phát triển ngành du lịch của đầm phá Tam Giang thuộchuyện Quảng ĐiềnNgoài giá trị to lớn về môi trường sinh thái của tiểu vùng khí hậu trung Trung bộ, đầmphá Tam Giang - Cầu Hai còn ẩn chứa tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái, nghỉdưỡng, văn hóa. Thế nhưng lâu nay, du khách đến Huế chỉ mới quẩn quanh di tích cố đô,“ăn cơm vua, mua tranh bèo”, chưa ai biết đến đầm phá Tam Giang đặc sắc thơ mộngnhư thế nào, đặc biệt là nét văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt đặc trưng riêng biệtcòn nguyên sơ chưa bị lai tạp của cộng đồng cư dân đầm phá, với những địa danh đã đivào lịch sử văn hóa như thành cổ Hóa Châu, chợ Cồn Gai, chợ Đại Lược, làng tranh dângian Sình, làng rượu Chuồn, lễ hội cầu ngư An Truyền, chùa Linh Thái, Túy Vân...Mặc dù có địa bàn khá xa trung tâm thành phố Huế, không thuận lợi để nối kết với cáctour du lịch chính đến cố đô nhưng trong những năm qua, Quảng Điền đã có nhiều nỗlực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, phát triển du lịch, dịch vụ.Theo số liệu thống kê năm 2010, có 13 đoàn với 168 lượt khách, trong đó có 34 kháchnước ngoài. Năm 2011, có trên 200 du khách và 9 tháng đầu năm 2012 cũng có hơn 200Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 252-258GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG... 253du khách đến với vùng đất Quảng Điền. Năm 2012, có 46 đoàn, với hơn 500 du kháchtham gia tour du lịch cộng đồng “Sóng nước Tam Giang” tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, xãQuảng Lợi, trong đó có 36 khách nước ngoài; 30 đoàn, với gần 200 khách nước ngoàitham gia tour du lịch “01 ngày trên phá Tam Giang” ở thôn Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn.Ngoài ra, có hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan tại lễ hội “Sóng nước TamGiang” và tham quan tắm biển ở xã Quảng Công, Quảng Ngạn...2.2. Thực trạng hoạt động du lịch vùng đầm phá Tam Giang thuộc huyện QuảngĐiềnTừ tiềm năng phát triển cho thấy hoạt động du lịch vùng đầm phá Tam Giang thuộchuyện Quảng Điền có thể khai thác nhiều loại hình du lịch và nhiều loại hoạt động dulịch. Một số loại hình du lịch tiêu biểu được đưa vào hoạt động ở đầm phá Tam Giangthuộc huyện Quảng Điền đó là:* Múa náp: Từ điệu múa dân gian truyền thống của một làng quê, múa Náp đã vượt quangưỡng “cửa làng”, trở thành “đặc sản” với du khách thập phương trong tour du lịchkhám phá Tam Giang.Tương truyền vào đời Vua Gia Long (1802-1820), trong một lần du thuyền ngược vềkhu vực cửa biển Thuận An, nhà vua thấy trên bờ biển có một đám đông đang tụ tậpnhảy múa, có kết hợp một số cử chỉ uốn lượn rất lạ mắt. Thấy lạ, vua dừng thuyền đếnxem và được biết đó là điệu múa Náp của ngư dân Quảng Ngạn. Thấy điệu múa hay,vua khuyên dân làng nên duy trì điệu múa này. Từ đó, người dân Tân Mỹ giữ gìn điệumúa này như một “báu vật” của quê hương. Gia đình nào có việc hiếu hỷ, đội múa nàyđến - vừa chia sẻ nỗi buồn cùng gia quyến, đồng thời nhảy múa để xua đuổi ma quỷgiúp linh hồn người chết được siêu thoát.Điệu múa này đã gắn bó với đời sống văn hóa tâm linh của người dân trong các dịpcúng tế, cầu ngư hay những lần đưa tiễn con dân của làng về với cõi vĩnh hằng. Nó nhưsự gửi gắm mong ước mưa thuận, gió hòa, trời yên, biển lặng cho những chuyến ra khơi;là lời chúc, nguyện cầu cho người ra đi được thanh thản. Theo người dân ở đây thì Náplà điệu múa dân gian truyền thống của nhiều địa phương ở Quảng Điền, hầu như làngnào cũng có đội Náp. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có những nét độc đáo riêng.Trước đây, điệu múa Náp vốn chỉ có các màn: Tam xà, tứ trụ, vô búp (búp sen), ra nở(sen nở), đi vòng số 8 với số lượng từ 20-24 người tham gia. Để điệu múa sinh độnghơn, những người trong Ban biên soạn múa Náp làng Tân Mỹ cải biên thêm vào một sốđộng tác như: Tứ trụ sen, đi hàng một hàng hai và hàng chéo... Điều đặc biệt là lớp thiếuniên rất thích múa Náp - nhất là những dịp có lễ hội cầu ngư và dịp tết cổ truyền.* Chương trình Lễ hội Sóng nước Tam Giang 2012Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần II diễn ra trong 02 ngày 18 và 19 tháng 5/2012 tạithôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú và khu vực bến đồ Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, huyệnQuảng Điền với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chứcphong phú và sôi nổi.254 LÊ ANH TOẠI và c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: