Giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các qui định của TPP
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 268.15 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra một bước ngoặt lớn đối với hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Bài viết này phân tích tác động của hiệp định TPP đến ngành ngân hàng Việt Nam và sự cần thiết cho các giải pháp nhằm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các quy định của TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các qui định của TPP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI CÁC QUI ĐỊNH CỦA TPP TS. Nguyễn Kim Hoàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra một bước ngoặt lớn đối với hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Với tư cách là thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này, tuy nhiên Việt Nam cũng chịu nhiều thách thức lớn do là quốc gia phát triển kém nhất trong nhóm. Bài viết này phân tích tác động của hiệp định TPP đến ngành ngân hàng Việt Nam và sự cần thiết cho các giải pháp nhằm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các quy định của TPP. 1. Giới thiệu về TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thương mại tự do đã hoàn tất các đàm phán vào ngày 5/10/2015 giữa 12 quốc gia1 với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm, tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh, nâng cao mức sống, giảm đói nghèo ở các nước ký kết, đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường và hiệp định sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và Thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. Đến năm 2008, thêm 4 nước đàm phán để gia 1 Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam 553 nhập, đó là các nước Mỹ, Peru, Úc và Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2013, lần lượt các nước Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản bắt đầu tham gia đàm phán. TPP trở thành một Hiệp định quan trọng của thế kỷ XXI, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời tiếp tục giải quyết các vấn đề của thời đại mới. Những đặc điểm đó bao gồm: - Tiếp cận thị trường toàn diện. TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết. - Cách tiếp cận các cam kết khu vực. TPP hỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăng cường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗ lực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trong nước. - Giải quyết các thách thức thương mại mới. TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vào việc xem xét giải quyết các vấn đề mới, trong đó có phát triển kinh tế kỹ thuật số và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu. - Thương mại toàn diện. TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thương mại. Hiệp định bao gồm cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được Hiệp định, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước tham gia TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được những lợi ích. - Nền tảng hội nhập khu vực. TPP được định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cả những nền kinh tế khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 2. Yêu cầu của TPP đối với ngành ngân hàng và một số lĩnh vực ở Việt Nam Theo đánh giá của nhiều tổ chức2, mặc dù Việt Nam là quốc gia kém phát triển nhất trong 12 thành viên tham gia TPP nhưng Việt Nam có khả năng được hưởng lợi nhiều do TPP mang lại. 2 Bloomberg (2015), The Biggest Winner From TPP Trade Deal May Be Vietnam Wall Street Journal (2015), Why You May Soon See More Goods Labeled ‘Made in Vietnam’ 554 Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Hiệp định TPP có nhiều nội dung cốt lõi giống như trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; đồng thời cũng quy định việc cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới cho một nước TPP từ một nhà cung cấp của một nước TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình. Việt Nam có lĩnh vực tài chính ngân hàng còn kém phát triển so với các nước tham gia TPP, do đó Việt Nam cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung cũng như ngành dịch vụ tài chính nói riêng cho đến khi hiệp định TPP có hiệu lực vào năm 2018. Với chủ trương tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã được xác định rõ trong Quyết định 254/QĐ-Ttg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ qua đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” đã góp phần giữ ổn định hệ thống, từng bước lành mạnh hóa tình trạng tài chính, xử lý nợ xấu, đảm bảo khả năng thanh toán, xử lý tình trạng sở hữu chéo, minh bạch hóa hoạt động tín dụng. Bảng 1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2015 201 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các qui định của TPP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI CÁC QUI ĐỊNH CỦA TPP TS. Nguyễn Kim Hoàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra một bước ngoặt lớn đối với hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Với tư cách là thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này, tuy nhiên Việt Nam cũng chịu nhiều thách thức lớn do là quốc gia phát triển kém nhất trong nhóm. Bài viết này phân tích tác động của hiệp định TPP đến ngành ngân hàng Việt Nam và sự cần thiết cho các giải pháp nhằm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các quy định của TPP. 1. Giới thiệu về TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thương mại tự do đã hoàn tất các đàm phán vào ngày 5/10/2015 giữa 12 quốc gia1 với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm, tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh, nâng cao mức sống, giảm đói nghèo ở các nước ký kết, đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường và hiệp định sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và Thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. Đến năm 2008, thêm 4 nước đàm phán để gia 1 Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam 553 nhập, đó là các nước Mỹ, Peru, Úc và Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2013, lần lượt các nước Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản bắt đầu tham gia đàm phán. TPP trở thành một Hiệp định quan trọng của thế kỷ XXI, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời tiếp tục giải quyết các vấn đề của thời đại mới. Những đặc điểm đó bao gồm: - Tiếp cận thị trường toàn diện. TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết. - Cách tiếp cận các cam kết khu vực. TPP hỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăng cường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗ lực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trong nước. - Giải quyết các thách thức thương mại mới. TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vào việc xem xét giải quyết các vấn đề mới, trong đó có phát triển kinh tế kỹ thuật số và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu. - Thương mại toàn diện. TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thương mại. Hiệp định bao gồm cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được Hiệp định, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước tham gia TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được những lợi ích. - Nền tảng hội nhập khu vực. TPP được định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cả những nền kinh tế khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 2. Yêu cầu của TPP đối với ngành ngân hàng và một số lĩnh vực ở Việt Nam Theo đánh giá của nhiều tổ chức2, mặc dù Việt Nam là quốc gia kém phát triển nhất trong 12 thành viên tham gia TPP nhưng Việt Nam có khả năng được hưởng lợi nhiều do TPP mang lại. 2 Bloomberg (2015), The Biggest Winner From TPP Trade Deal May Be Vietnam Wall Street Journal (2015), Why You May Soon See More Goods Labeled ‘Made in Vietnam’ 554 Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Hiệp định TPP có nhiều nội dung cốt lõi giống như trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; đồng thời cũng quy định việc cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới cho một nước TPP từ một nhà cung cấp của một nước TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình. Việt Nam có lĩnh vực tài chính ngân hàng còn kém phát triển so với các nước tham gia TPP, do đó Việt Nam cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung cũng như ngành dịch vụ tài chính nói riêng cho đến khi hiệp định TPP có hiệu lực vào năm 2018. Với chủ trương tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã được xác định rõ trong Quyết định 254/QĐ-Ttg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ qua đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” đã góp phần giữ ổn định hệ thống, từng bước lành mạnh hóa tình trạng tài chính, xử lý nợ xấu, đảm bảo khả năng thanh toán, xử lý tình trạng sở hữu chéo, minh bạch hóa hoạt động tín dụng. Bảng 1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2015 201 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Thương mại toàn diện Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
12 trang 303 0 0
-
11 trang 218 1 0
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 167 0 0 -
15 trang 134 0 0
-
Tác động của quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính đến tài chính toàn diện
12 trang 134 0 0 -
15 trang 124 4 0
-
11 trang 122 0 0
-
Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
5 trang 115 0 0 -
Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Những vấn đề cần quan tâm hiện nay
6 trang 113 0 0