Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.12 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" đánh giá những hạn chế, bất cập chủ yếu của nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ThS Trần Thị Thúy Chinh Học viện Chính trị khu vực 1 Bài viết đánh giá những hạn chế, bất cập chủ yếu của nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới, cụ thể là: đẩy mạnh công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực logistics; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics; phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực logistics; hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế để trao đổi nguồn nhân lực logistics... Từ khóa: Phát triển, nguồn nhân lực, logistics, đào tạo. 1. Đặt vấn đề Ngày 14/2/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 200/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025”. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành dịch vụ logistics một cách toàn diện và là động lực, phương hướng cho việc phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. Để phát triển ngành dịch vụ logistics thì yêu cầu quan trọng là phát triển nguồn nhân lực logistics. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực logistics, tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì nguồn nhân lực logistics ở đây còn “thiếu” và “yếu”, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành dịch vụ logistics. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở hầu hết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay là giải quyết bài toán nan giải về nguồn nhân lực logistics. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực logistics Là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, vùng KTTĐ miền Trung có 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng KTTĐMT có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Toàn vùng có 4 khu kinh tế lớn là Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định); 1 khu công nghệ cao Đà Nẵng; 24 khu công nghiệp và rất nhiều cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ. Đồng thời có 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi và Quy Nhơn... Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ logistics. Tuy nhiên một trong những vấn đề nan giải hiện nay để phát triển ngành dịch vụ logistics là sự thiếu hụt nguồn nhân lực logistics. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hiện nay nhân lực logistics vùng KTTĐ miền Trung cũng giống tình trạng chung của cả nước, đó là còn hạn chế cả chất lượng và số 231 lượng. Nhân lực losgistics thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ logistics thế giới, trình độ tiếng Anh và nghiệp vụ chưa thông thạo. Theo dự báo, trong những năm tới, vùng kinh tế trong điểm miền Trung sẽ có sự bùng nổ dịch vụ logistics, do vậy cần thêm rất nhiều lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần hàng ngàn nhân sự có chuyên môn về logistics. Các công ty dịch vụ logistics ở miền Trung đều đang thiếu nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, hiện nay, nguồn cung cấp lao động cho ngành dịch vụ logistics chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thực tế. Các cán bộ quản lý thường là những người chủ chốt, được đào tạo và tái đào tạo, tuy nhiên họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn nhân lực logistics ở vùng KTTĐ miền Trung chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu lấy từ các ngành khác. Theo sự khảo sát, hiện nay có đến 55% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 35% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và rất ít nhân viên đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của doanh nghiệp. Trong khi đó công tác đào tạo nguồn nhân lực này đang thực sự khó khăn, chủ yếu là đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, vừa làm vừa học, số lượng tham gia đào tạo bài bản, được các chuyên gia đào tạo, đào tạo nước ngoài rất ít. Tiêu biểu ở thành phố Đà Nẵng - một trung tâm logistics của Vùng, nhưng nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành logistics đang thiếu trầm trọng. Trong khi đó, bất cập lớn nhất trong công tác đào tạo ở các trường là sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu và c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ThS Trần Thị Thúy Chinh Học viện Chính trị khu vực 1 Bài viết đánh giá những hạn chế, bất cập chủ yếu của nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới, cụ thể là: đẩy mạnh công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực logistics; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics; phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực logistics; hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế để trao đổi nguồn nhân lực logistics... Từ khóa: Phát triển, nguồn nhân lực, logistics, đào tạo. 1. Đặt vấn đề Ngày 14/2/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 200/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025”. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành dịch vụ logistics một cách toàn diện và là động lực, phương hướng cho việc phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. Để phát triển ngành dịch vụ logistics thì yêu cầu quan trọng là phát triển nguồn nhân lực logistics. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực logistics, tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì nguồn nhân lực logistics ở đây còn “thiếu” và “yếu”, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành dịch vụ logistics. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở hầu hết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay là giải quyết bài toán nan giải về nguồn nhân lực logistics. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực logistics Là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, vùng KTTĐ miền Trung có 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng KTTĐMT có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Toàn vùng có 4 khu kinh tế lớn là Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định); 1 khu công nghệ cao Đà Nẵng; 24 khu công nghiệp và rất nhiều cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ. Đồng thời có 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi và Quy Nhơn... Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ logistics. Tuy nhiên một trong những vấn đề nan giải hiện nay để phát triển ngành dịch vụ logistics là sự thiếu hụt nguồn nhân lực logistics. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hiện nay nhân lực logistics vùng KTTĐ miền Trung cũng giống tình trạng chung của cả nước, đó là còn hạn chế cả chất lượng và số 231 lượng. Nhân lực losgistics thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ logistics thế giới, trình độ tiếng Anh và nghiệp vụ chưa thông thạo. Theo dự báo, trong những năm tới, vùng kinh tế trong điểm miền Trung sẽ có sự bùng nổ dịch vụ logistics, do vậy cần thêm rất nhiều lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần hàng ngàn nhân sự có chuyên môn về logistics. Các công ty dịch vụ logistics ở miền Trung đều đang thiếu nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, hiện nay, nguồn cung cấp lao động cho ngành dịch vụ logistics chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thực tế. Các cán bộ quản lý thường là những người chủ chốt, được đào tạo và tái đào tạo, tuy nhiên họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn nhân lực logistics ở vùng KTTĐ miền Trung chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu lấy từ các ngành khác. Theo sự khảo sát, hiện nay có đến 55% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 35% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và rất ít nhân viên đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của doanh nghiệp. Trong khi đó công tác đào tạo nguồn nhân lực này đang thực sự khó khăn, chủ yếu là đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, vừa làm vừa học, số lượng tham gia đào tạo bài bản, được các chuyên gia đào tạo, đào tạo nước ngoài rất ít. Tiêu biểu ở thành phố Đà Nẵng - một trung tâm logistics của Vùng, nhưng nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành logistics đang thiếu trầm trọng. Trong khi đó, bất cập lớn nhất trong công tác đào tạo ở các trường là sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu và c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Phát triển hệ thống logistics quốc gia Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics Nguồn nhân lực logistics Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Ngành dịch vụ logistics Công tác đào tạo nguồn nhân lực logisticsGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 126 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 92 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 81 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 63 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 57 0 0 -
13 trang 53 0 0
-
7 trang 46 0 0
-
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
178 trang 46 0 0 -
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 45 1 0