Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 463.19 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng lớn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng TTCK trong những năm qua, xác định được những cơ hội và thách thức để có những giải pháp phát triển phù hợp nhằm phát huy lợi thế chung của khu vực Asean để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia Asean.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SOLUTIONS FOR DEVELOPING VIET NAM’S STOCK MARKET AFTER JOINING IN AEC Phan Thị Ly Na GVHD: ThS. Nguyễn Văn Trường Đại học Quảng Nam lyna.dhqn@gmail.com TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực diễn ra hết sức gay gắt, đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia để cùng nhau phát triển. Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên Asean chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng Asean, hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh Asean và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội Asean. Tất cả các lĩnh vực cũng như các ngành nghề đang củng cố và nắm bắt cơ hội để bước đầu cho quá trình hội nhập. Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng lớn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng TTCK trong những năm qua, xác định được những cơ hội và thách thức để có những giải pháp phát triển phù hợp nhằm phát huy lợi thế chung của khu vực Asean để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia Asean. Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế Asean; thị trường chứng khoán; thực trạng TTCK; cơ hội; thách thức. ABSTRACT International economic intergration leads to a strong competition between many nations, sectors and areas, so it is necessary to set the connection and co-operation among countries. The Asean Economic Community (AEC) is the official regional economic community of ten members formed in December 31, 2015. AEC is one of the three important parts of Asean community along with Asean Political- Security Community and Asean Social- Cultural Community. All of sectors and areas are in the process of reinforcement and taking opportunities for initial time of intergration. Stock market has a great importance in mobilizing capital as well as investors. We need to recognize the situation of stock market in the past few years to identify opportunities and challenges in order to have approriate developing solutions for promoting the general advantage of the Asean area to build gradually a dynamic and highly competitive region, bringing prosperity to the residents and the Asean countries. Key works: ASEAN Economic Community; Stock market; Stock market situation; opportunities; challenges. 1. Giới thiệu Ở các quốc gia trong khu vực, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, TTCK phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cũng như bước đầu hội nhập cộng đồng Asean, TTCK Việt Nam hiện nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng và Chính phủ vì nó có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Sau 15 năm, TTCK ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên sự phát triển của TTCK cũng có giai đoạn huy hoàng và thăng trầm, luôn chịu sự tác động của sự phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hình hình TTCK tại Việt Nam cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm giúp TTCK Việt Nam phát triển hơn sau khi Việt Nam hội nhập cộng đồng Asean, do đó em chọn đề tài “Giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean” để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm trao đổi với giáo viên và các bạn sinh viên trong Hội thảo. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 67 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.1.1. Khái niệm TTCK TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì: TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. [1, tr. 7] 2.1.2. Các chủ thể tham gia TTCK Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. a) Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán- hàng hoá của TTCK. b) Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. [2, tr. 21-24] 2.1.3. Các tổ chức liên quan đến TTCK a) Ủy ban chứng khoán quốc gia Nhìn chung cơ quan quản lý này do Chính phủ của các nước thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SOLUTIONS FOR DEVELOPING VIET NAM’S STOCK MARKET AFTER JOINING IN AEC Phan Thị Ly Na GVHD: ThS. Nguyễn Văn Trường Đại học Quảng Nam lyna.dhqn@gmail.com TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực diễn ra hết sức gay gắt, đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia để cùng nhau phát triển. Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên Asean chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng Asean, hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh Asean và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội Asean. Tất cả các lĩnh vực cũng như các ngành nghề đang củng cố và nắm bắt cơ hội để bước đầu cho quá trình hội nhập. Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng lớn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng TTCK trong những năm qua, xác định được những cơ hội và thách thức để có những giải pháp phát triển phù hợp nhằm phát huy lợi thế chung của khu vực Asean để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia Asean. Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế Asean; thị trường chứng khoán; thực trạng TTCK; cơ hội; thách thức. ABSTRACT International economic intergration leads to a strong competition between many nations, sectors and areas, so it is necessary to set the connection and co-operation among countries. The Asean Economic Community (AEC) is the official regional economic community of ten members formed in December 31, 2015. AEC is one of the three important parts of Asean community along with Asean Political- Security Community and Asean Social- Cultural Community. All of sectors and areas are in the process of reinforcement and taking opportunities for initial time of intergration. Stock market has a great importance in mobilizing capital as well as investors. We need to recognize the situation of stock market in the past few years to identify opportunities and challenges in order to have approriate developing solutions for promoting the general advantage of the Asean area to build gradually a dynamic and highly competitive region, bringing prosperity to the residents and the Asean countries. Key works: ASEAN Economic Community; Stock market; Stock market situation; opportunities; challenges. 1. Giới thiệu Ở các quốc gia trong khu vực, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, TTCK phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cũng như bước đầu hội nhập cộng đồng Asean, TTCK Việt Nam hiện nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng và Chính phủ vì nó có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Sau 15 năm, TTCK ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên sự phát triển của TTCK cũng có giai đoạn huy hoàng và thăng trầm, luôn chịu sự tác động của sự phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hình hình TTCK tại Việt Nam cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm giúp TTCK Việt Nam phát triển hơn sau khi Việt Nam hội nhập cộng đồng Asean, do đó em chọn đề tài “Giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean” để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm trao đổi với giáo viên và các bạn sinh viên trong Hội thảo. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 67 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.1.1. Khái niệm TTCK TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì: TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. [1, tr. 7] 2.1.2. Các chủ thể tham gia TTCK Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. a) Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán- hàng hoá của TTCK. b) Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. [2, tr. 21-24] 2.1.3. Các tổ chức liên quan đến TTCK a) Ủy ban chứng khoán quốc gia Nhìn chung cơ quan quản lý này do Chính phủ của các nước thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cộng đồng Kinh tế Asean Thị trường chứng khoán Chiến lược phát triển kinh tế Tự do hóa dịch vụ tài chính Tự do hóa tài khoản vốnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
293 trang 302 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 250 0 0 -
9 trang 240 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 227 0 0