Tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm cản trở sự phát triển bền
vững của mọi tổ chức, quốc gia. Khái niệm tham nhũng được
thừa nhận rộng rãi nhất là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì
vụ lợi. Theo quan niệm truyền thống, yếu tố chức vụ quyền hạn
xuất phát từ quyền lực nhà nước và vì vậy tham nhũng chỉ có
trong khu vực công hoặc ít nhất là khu vực giao thoa với khu vực
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phòng ngừa, phát hiện xử lý các tiêu cực
----------
Giải pháp phòng ngừa, phát hiện xử
lý các tiêu cực
Giải pháp phòng ngừa, phát hiện xử
lý các tiêu cực, tham những trong
công tác kiểm toán của KTNN
Tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm cản trở sự phát triển bền
vững của mọi tổ chức, quốc gia. Khái niệm tham nhũng được
thừa nhận rộng rãi nhất là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì
vụ lợi. Theo quan niệm truyền thống, yếu tố chức vụ quyền hạn
xuất phát từ quyền lực nhà nước và vì vậy tham nhũng chỉ có
trong khu vực công hoặc ít nhất là khu vực giao thoa với khu vực
công, có liên hệ mật thiết với khu vực công. Theo quy định của
Luật Phòng, chống tham nhũng, KTV nhà nước cũng thuộc nhóm
đối tượng có nhiều nguy cơ tham nhũng. Vì vậy, trong hoạt động
kiểm toán phải quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng
ngay từ chính hoạt động kiểm toán của KTNN. Để chất lượng
kiểm toán được nâng cao trước hết phải có một đội ngũ kiểm
toán viên nhà nước “nghệ tinh tâm sáng” và một cơ chế kiểm tra,
giám sát các hoạt động kiểm toán một cách hiệu quả.
Trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, Luật phòng,
chống tham nhũng và Luật KTNN, để phòng ngừa, phát hiện, xử
lý các tiêu cực, tham nhũng trong công tác kiểm toán của KTV
nhà nước, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Một là làm tốt công tác tuyển dụng, công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng và tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp
luật và cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ KTV.
Để có một đội ngũ cán bộ, KTV nhà nước đủ trình độ chuyên
môn và phẩm chất đạo đức tốt thì ngay từ khâu tuyển dụng cán
bộ phải được quan tâm đúng mức, nếu tuyển chọn cán bộ không
đúng tiêu chuẩn quy định sẽ dẫn đến chọn nhầm tuyển nhầm cán
bộ, hậu quả sau này sẽ rất khó lường. Không những đội ngũ cán
bộ này không làm được việc mà còn gây ảnh hưởng không tốt
đến những cán bộ khác.
KTV nhà nước luôn hoạt động trong môi trường mang tính độc
lập rất cao, thực thi nhiệm vụ chỉ trên cơ sở của pháp luật không
thể có một can thiệp hoặc điều khiển trái pháp luật nào vào hoạt
động kiểm toán. Vì vậy, KTV nhà nước phải là người am hiểu
pháp luật và vận dụng đúng đắn vào hoạt động của mình. Để
giúp KTV nắm vững và cập nhật đầy đủ về pháp luật, thì cơ quan
KTNN phải luôn coi trọng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật
để đội ngũ KTV nhà nước có hiểu biết về pháp luật và cập nhật
được những thông tin mới, không bị lạc hậu với các quy định của
pháp luật.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, kiện toàn
tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý của các đơn vị trực
thuộc.
Các cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về phòng, chống
tham nhũng và các quy định của ngành điều chỉnh về tổ chức và
hoạt động của kiểm toán nhà nước phải được quan tâm nghiên
cứu để hòan thiện, sửa đổi khi cần thiết nhằm phục vụ kịp thời
cho phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm.
Ba là, thực hiện tốt công tác phòng ngừa.
Phòng ngừa tham nhũng được coi là một hình thức chống tham
nhũng căn bản, nền tảng cho toàn bộ hệ thống các biện pháp
chống tham nhũng. Nhận thức này hòan toàn xuất phát từ thực
tiễn, phòng ngừa tham nhũng đòi hỏi ít chi phí hơn và mang lại
hiệu quả rộng lớn, lâu dài hơn. Tuy nhiên, lại đòi hỏi các nỗ lực
kiên trì, toàn diện từ phía các chủ thể có trách nhiệm. Có thể nói
công tác phòng ngừa tham nhũng hiện nay của chúng ta còn hạn
chế và chưa được chú trọng đúng mức, mới chỉ mang tính chất
riêng lẻ, chưa thành hệ thống nên hiệu quả chưa cao. Để thực
hiện tốt công tác phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng cần phải thực
hiện các công việc sau đây:
+ Công khai minh bạch hóa hoạt động của bộ máy tổ chức là một
trụ cột quan trọng trong hệ thống phòng ngừa tham nhũng. Công
khai minh bạch giảm thiểu cơ hội tham nhũng, tăng cường khả
năng kiểm soát và phát hiện tham nhũng. Luật Phòng, chống
tham nhũng đã gành nhiều quy định cho công khai, minh bạch,
đây là một thiết chế rất quan trọng giúp cho công tác phòng,
chống tham nhũng được tốt và hiệu quả. Theo đó, toàn bộ hoạt
động của bộ máy kiểm toán nhà nước phải được công khai, trừ
những trường hợp pháp luật quy định phải giữ bí mật. Những lĩnh
vực cụ thể cần được công khai, minh bạch gồm: mua sắm tài sản
công, quản lý dự án đầu tư, xây dựng, tài chính và ngân sách nhà
nước, huy động sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công
chức, nghiên cứu khoa học, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, công tác cán bộ, kế hoạch kiểm toán và bố trí sắp xếp cán
bộ cho các đoàn kiểm toán…Đồng thời, Tổng KTNN hàng năm
phải trả lời công khai các kiến nghị của cán bộ, công chức, chỉ
được phép từ chối những vấn đề thuộc bí mật nhà nước.
+ Xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các
chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản của tình
trạng tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản nhà nước đó là hệ thống
chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước chưa đầy
đủ và hòan thiện, ...