Danh mục

Giải pháp quản lý hoạt động tín dụng phi chính thức ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.58 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giải pháp quản lý hoạt động tín dụng phi chính thức ở Việt Nam" trao đổi về nguồn gốc, thực trạng, rủi ro, hậu quả của tình trạng tín dụng đen, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp quản lý hoạt động tín dụng phi chính thức ở Việt Nam GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM ThS. Phạm Hải Nam Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Vấn đề về tín dụng phi chính thức, trong đó phần lớn là tín dụng bất hợp pháp, hay còn gọi là tín dụng đen luôn là chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua và là vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an chủ động để nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động tín dụng đen. Bài viết trao đổi về nguồn gốc, thực trạng, rủi ro, hậu quả của tình trạng tín dụng đen, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này trong thời gian tới. Từ khóa: Chính phủ, Cho vay ngang hàng, Fintech, Nhu cầu vay vốn, Tín dụng đen. 1. NHU CẦU TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của người dân, doanh nghiệp (DN) đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn. Trong đó, bên cạnh tín dụng chính thức có sự quản lý của Nhà nước còn có tín dụng phi chính thức, phần lớn là bất hợp pháp không có sự quản lý của Nhà nước, còn gọi là tín dụng đen. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30% GDP, tương đương hiện tại là 70 tỷ USD. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cho rằng tín dụng đen là cách gọi hành vi cho vay nặng lãi, vay bất hợp pháp. Dù cách gọi này chưa thực sự thể hiện hết bản chất của loại hình vay mượn ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật nhưng do được sử dụng từ lâu nên đã trở nên phổ biến. Tín dụng đen có thể đến tay người vay rất dễ dàng, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cấp bách của người dân, thậm chí là cả DN. Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế – xã hội ngày 26/10/2018, vấn nạn tín dụng đen tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội nêu thực trạng tín dụng đen hoành hành từ thành thị đến nông thôn, gây bất an xã hội trong thời gian gần đây. Người ta dễ dàng bắt gặp những mẩu quảng cáo rao vặt cho vay dán ở cột điện, bờ tường, tờ rơi phát ở các ngã ba, ngã tư cho đến các quảng cáo trên mạng Internet, qua các ứng dụng cho vay ngang hàng (tức các Fintech). Điều đó cho thấy, nhu cầu tìm đến nguồn tín dụng này là rất lớn và cũng gây ra nhiều khó khăn với cơ quan quản lý. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, khoảng 79% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng. Số DN có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số DN. Trong khi người dân, DN khó tiếp cận vốn ngân hàng thì nguồn tín dụng phi chính thức lại luôn “rộng cửa” với thủ tục vay rất đơn giản, linh hoạt, không cần tài sản thế chấp, nguồn vốn dồi dào. Điều này lý giải vì sao tín dụng đen ngày càng bùng phát dù ngành Công an và Ngân hàng đã đẩy mạnh điều tra, truy quét, xét xử tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, tín dụng phi chính thức đang chiếm khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng (khoảng 1,2 triệu tỷ đồng). Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, nguồn vốn này hiện có quy mô lên tới 500 nghìn tỷ đồng, tương 298 đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong năm 2018, theo nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực, có 47% người Việt có tham gia vay tiêu dùng nhưng chỉ có 18,4% vay từ các tổ chức tài chính, còn lại là phải huy động từ thị trường tín dụng phi chính thức. Cũng trong năm 2018, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là 19,4% tổng dư nợ nền kinh tế, còn khá thấp khi so với Trung Quốc là 21%, các nước ASEAN-5 là 34,6%. Bảng 1: Những đặc điểm cơ bản của hoạt động tín dụng phi chính thức STT Đặc điểm 1 Cho vay quen biết giữa các cá nhân 2 Có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn 3 Không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng 4 Thủ tục đơn giản, có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, mọi yêu cầu, linh hoạt 5 Món vay thường có giá trị nhỏ 6 Tài sản đảm bảo kỳ đa dạng (có thể là ti vi, tủ lạnh, sổ đỏ, điện thoại…) 7 Có thể gia hạn nếu cần 8 Cực kỳ rủi ro Nguồn: TS. Cấn Văn Lực (2018) Tín dụng đen ngày càng hoành hành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, gây nhiều hệ lụy cho xã hội và bức xúc cho người dân. Thống kê trong 4 năm từ 2015-2018, toàn quốc đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản. Có thể nói, tình trạng tín dụng đen bùng nổ bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, kinh tế trong nước còn có khó khăn, nhiều cá nhân, DN, tổ chức gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đến vay vốn tại các cơ sở tín dụng đen, các điểm cho vay nặng lãi. Một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ, không chịu làm việc, ham mê cá độ cờ bạc, game online đã vay nặng lãi để sử dụng vào mục đích ăn chơi không chính đáng của bản thân, khi cần thì lãi suất cao cũng chấp nhận vay. Thứ hai, những quy định của pháp luật còn lỏng lẻo và chưa đủ sức răn đe nên tình trạng lừa đảo từ tín dụng đen ngày càng gia tăng. Thứ ba, các biện pháp kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đẩy lùi tín dụng đen chưa phát huy hiệu quả. Thậm chí, tín dụng đen ngày càng nở rộ và biến tướng sang hình thức cho vay online với mức lãi suất lên tới vài trăm % mỗi năm. Đặc biệt, dưới sự hỗ trợ của công nghệ, người vay và người cho vay chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng công nghệ là có thể ti ...

Tài liệu được xem nhiều: