Giải pháp sử dụng nước hợp lý trong các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 511.55 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đã đưa ra kết quả điều tra về cách sử dụng nước bên trong nhà ở gia đình tại Đà Nẵng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cấp nước an toàn, phù hợp với thực tế về sự khan hiếm của nguồn nước. Kết quả có được từ khảo sát cho thấy, thiết bị vệ sinh được sử dụng đa dạng như vòi rửa chén, vòi hoa sen, máy giặt. Tần suất sử dụng các loại thiết bị vệ sinh ít có sự khác biệt và số hộ gia đình trang bị vòi hoa sen (mức 2) là phổ biến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp sử dụng nước hợp lý trong các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 23 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC HỢP LÝ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MEASURES FOR REASONABLE WATER USE IN HOUSEHOLDS IN DA NANG CITY Mai Thị Thùy Dương1, Nguyễn Lan Phương1, Trần Văn Quang1, Phan Thị Kim Thủy1, Binaya Raj Shivakot2 1 Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; mttduong@dut.udn.vn, nlphuong@dut.udn.vn, tvquang@dut.udn.vn, ptkthuy@dut.udn.vn 2 Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES); shivakoti@iges.or.jp Tóm tắt - Lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân phụ thuộc rất nhiều vào mức độ trang bị thiết bị vệ sinh và cách thức sử dụng nước. Bài báo đã đưa ra kết quả điều tra về cách sử dụng nước bên trong nhà ở gia đình tại Đà Nẵng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cấp nước an toàn, phù hợp với thực tế về sự khan hiếm của nguồn nước. Kết quả có được từ khảo sát cho thấy, thiết bị vệ sinh được sử dụng đa dạng như vòi rửa chén, vòi hoa sen, máy giặt. Tần suất sử dụng các loại thiết bị vệ sinh ít có sự khác biệt và số hộ gia đình trang bị vòi hoa sen (mức 2) là phổ biến. Lượng nước sử dụng phụ thuộc vào thời gian, tuần suất, loại thiết bị được sử dụng. Ngoài ra, bài báo còn đưa ra các giải pháp về đầu tư thiết bị và cách thức sử dụng nước tiết kiệm tại các hộ gia đình, nhằm giải quyết vấn đề tồn tại của việc cấp nước sạch tại thành phố Đà Nẵng. Abstract - The way people use water significantly affects the water consumption for each purpose. The article reveals the results of an investigation into the way households in Danang use water. It is also the basis for proposing measures for water supply which are required to be safe, suitable for the practice of water shortage. The results show that sanitary wares such as dishwashing faucets, showers and washing machines are used fairly commonly. The usage frequency of these appliances shows little differences and the number of households equipped with showers (level 2) is quite large. The water consumption depends on time, frequency and the kinds of equipment being used. Moreover, the article also proposes some measures for investing in devices and the methods of utilizing water economically for households, which has played a part in solving existing problems of fresh water supply in Danang. Từ khóa - cấp nước; thiết bị vệ sinh; sử dụng hợp lý; hộ gia đình; tiêu chuẩn Key words - water supply; sanitary equipment; reasonable use; household; standards 1. Đặt vấn đề Trong hơn hai mươi năm đổi mới, thành phố Đà Nẵng đã có bước phát triển khá nhanh về kinh tế, xã hội và đời sống. Sự phát triển đó đã bước đầu làm thay đổi diện mạo của thành phố. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi và diễn biến khách quan của quá trình đô thị hoá. Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó có vấn đề cung cấp nước sạch cho các khu vực dân cư, đặc biệt cho các trung tâm đô thị và các khu công nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng hiện nay. Hệ thống cấp nước đô thị về cơ bản đã phát triển theo quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002, và kết quả là hệ thống cấp nước Đà Nẵng hiện đã phục vụ được cho toàn thành phố khoảng 87,26%, với mức tiêu thụ là 126 lít/người-ngày; trong đó khoảng 94,1% dân số nội thành, với 132 lít/người-ngày; đối với khu vực ngoại thành, tỷ lệ dân số được cấp nước là khoảng 40%, với khoảng 113 lít/người-ngày [1]. Theo báo cáo Dự thảo quy hoạch cấp nước TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [2], các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 là tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100%, lượng nước tiêu thụ là 160 200 lít/người/ngày; dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24 giờ trong ngày. Trên cơ sở đánh giá chất lượng, trữ lượng các nguồn nước, số liệu về dự báo nhu cầu dùng nước cũng như tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn khai thác thì Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nước thô cung cấp cho hệ thống cấp nước của thành phố. Các sông lớn như sông Cầu Đỏ, sông Cu Đê là nguồn khai thác chính cho hệ thống cấp nước của thành phố bị nhiễm mặn nghiêm trọng [3]. Để bảo vệ nguồn nước hiệu quả, thành phố Đà Nẵng cần có các chương trình, kế hoạch phát triển cũng như quy hoạch hệ thống cấp nước hợp lý. Nhằm phục vụ cho các công tác trên thì việc nghiên cứu, điều tra hiện trạng tại các đối tượng dùng nước là thực sự cần thiết. Hiện nay, hệ thống cấp nước bên trong công trình nhà ở của người dân chủ yếu được thiết kế, lắp đặt thiết bị vệ sinh theo thói quen, kinh nghiệm mà chưa quan tâm đến lưu lượng khi sử dụng. Người dân vẫn thường quen với lối sống sử dụng nhiều nước làm gia tăng chi phí năng lượng, chi phí vận hành và gia tăng lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường. Vì vậy, việc đề xuất giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu lượng nước sử dụng nhưng vẫn thỏa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp sử dụng nước hợp lý trong các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 23 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC HỢP LÝ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MEASURES FOR REASONABLE WATER USE IN HOUSEHOLDS IN DA NANG CITY Mai Thị Thùy Dương1, Nguyễn Lan Phương1, Trần Văn Quang1, Phan Thị Kim Thủy1, Binaya Raj Shivakot2 1 Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; mttduong@dut.udn.vn, nlphuong@dut.udn.vn, tvquang@dut.udn.vn, ptkthuy@dut.udn.vn 2 Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES); shivakoti@iges.or.jp Tóm tắt - Lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân phụ thuộc rất nhiều vào mức độ trang bị thiết bị vệ sinh và cách thức sử dụng nước. Bài báo đã đưa ra kết quả điều tra về cách sử dụng nước bên trong nhà ở gia đình tại Đà Nẵng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cấp nước an toàn, phù hợp với thực tế về sự khan hiếm của nguồn nước. Kết quả có được từ khảo sát cho thấy, thiết bị vệ sinh được sử dụng đa dạng như vòi rửa chén, vòi hoa sen, máy giặt. Tần suất sử dụng các loại thiết bị vệ sinh ít có sự khác biệt và số hộ gia đình trang bị vòi hoa sen (mức 2) là phổ biến. Lượng nước sử dụng phụ thuộc vào thời gian, tuần suất, loại thiết bị được sử dụng. Ngoài ra, bài báo còn đưa ra các giải pháp về đầu tư thiết bị và cách thức sử dụng nước tiết kiệm tại các hộ gia đình, nhằm giải quyết vấn đề tồn tại của việc cấp nước sạch tại thành phố Đà Nẵng. Abstract - The way people use water significantly affects the water consumption for each purpose. The article reveals the results of an investigation into the way households in Danang use water. It is also the basis for proposing measures for water supply which are required to be safe, suitable for the practice of water shortage. The results show that sanitary wares such as dishwashing faucets, showers and washing machines are used fairly commonly. The usage frequency of these appliances shows little differences and the number of households equipped with showers (level 2) is quite large. The water consumption depends on time, frequency and the kinds of equipment being used. Moreover, the article also proposes some measures for investing in devices and the methods of utilizing water economically for households, which has played a part in solving existing problems of fresh water supply in Danang. Từ khóa - cấp nước; thiết bị vệ sinh; sử dụng hợp lý; hộ gia đình; tiêu chuẩn Key words - water supply; sanitary equipment; reasonable use; household; standards 1. Đặt vấn đề Trong hơn hai mươi năm đổi mới, thành phố Đà Nẵng đã có bước phát triển khá nhanh về kinh tế, xã hội và đời sống. Sự phát triển đó đã bước đầu làm thay đổi diện mạo của thành phố. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi và diễn biến khách quan của quá trình đô thị hoá. Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó có vấn đề cung cấp nước sạch cho các khu vực dân cư, đặc biệt cho các trung tâm đô thị và các khu công nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng hiện nay. Hệ thống cấp nước đô thị về cơ bản đã phát triển theo quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002, và kết quả là hệ thống cấp nước Đà Nẵng hiện đã phục vụ được cho toàn thành phố khoảng 87,26%, với mức tiêu thụ là 126 lít/người-ngày; trong đó khoảng 94,1% dân số nội thành, với 132 lít/người-ngày; đối với khu vực ngoại thành, tỷ lệ dân số được cấp nước là khoảng 40%, với khoảng 113 lít/người-ngày [1]. Theo báo cáo Dự thảo quy hoạch cấp nước TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [2], các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 là tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100%, lượng nước tiêu thụ là 160 200 lít/người/ngày; dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24 giờ trong ngày. Trên cơ sở đánh giá chất lượng, trữ lượng các nguồn nước, số liệu về dự báo nhu cầu dùng nước cũng như tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn khai thác thì Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nước thô cung cấp cho hệ thống cấp nước của thành phố. Các sông lớn như sông Cầu Đỏ, sông Cu Đê là nguồn khai thác chính cho hệ thống cấp nước của thành phố bị nhiễm mặn nghiêm trọng [3]. Để bảo vệ nguồn nước hiệu quả, thành phố Đà Nẵng cần có các chương trình, kế hoạch phát triển cũng như quy hoạch hệ thống cấp nước hợp lý. Nhằm phục vụ cho các công tác trên thì việc nghiên cứu, điều tra hiện trạng tại các đối tượng dùng nước là thực sự cần thiết. Hiện nay, hệ thống cấp nước bên trong công trình nhà ở của người dân chủ yếu được thiết kế, lắp đặt thiết bị vệ sinh theo thói quen, kinh nghiệm mà chưa quan tâm đến lưu lượng khi sử dụng. Người dân vẫn thường quen với lối sống sử dụng nhiều nước làm gia tăng chi phí năng lượng, chi phí vận hành và gia tăng lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường. Vì vậy, việc đề xuất giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu lượng nước sử dụng nhưng vẫn thỏa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giải pháp sử dụng nước hợp lý Hộ gia đình Sử dụng nước trong gia đình Thiết bị vệ sinh Việc cấp nước sạch tại thành phố Đà Nẵng Sự khan hiếm của nguồn nướcTài liệu liên quan:
-
Phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo ở đồng bằng Sông Cửu Long
12 trang 21 0 0 -
Thực trạng tiếp cận đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
15 trang 19 0 0 -
8 trang 18 0 0
-
Báo cáo quốc gia: Lượng chì trong sơn dung môi trang trí cho hộ gia đình tại Việt Nam
34 trang 18 0 0 -
Sử dụng năng lượng trong đời sống
6 trang 17 0 0 -
49 trang 17 0 0
-
8 trang 17 0 0
-
Thống kê số liệu dân số, gia đình và trẻ em
164 trang 16 0 0 -
5 trang 14 0 0
-
11 trang 14 0 0