Danh mục

Giải pháp tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 893.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; Từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đà Nẵng trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP SOLUTIONS TO STRENGTHEN THE LINKS AND TO IMPROVE COMPETITIVE CAPABILITIES OF DA NANG ENTERPRISES IN THE CONTEXT OF INTEGRATION TS. Nguyễn Văn Hùng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội TP Đà Nẵng hung.icn@gmail.com TÓM TẮT Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng đem đến cho các Doanh nghiệp Đà Nẵng nhiều cơ hội nhưng cũng khiến các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức. Các doanh nghiệp Đà Nẵng có cơ hội vươn ra thị trường thế giới, tìm kiếm thị phần lớn hơn cho sản phẩm của mình; đồng thời, các doanh nghiệp cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm của các địa phương cũng như của các nước khác. Trong bối cảnh đó, để có thể hội nhập hiệu quả, các doanh nghiệp Đà Nẵng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước cần phải tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để góp phần làm rõ thêm vấn đề này, nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập”. Từ khóa: Liên kết; năng lực cạnh tranh; doanh nghiệp; hội nhập ABSTRACT The fact that the context of international economic integration is deeper and broader brings Danang enterprises not only many opportunities but also many challenges. Danang enterprises have the opportunity to reach out to the world market, seeking greater market share for their products; at the same time enterprises also face strong competition with products in other localities and other countries. In this context, to be able to integrate effectively, Danang enterprises, especially domestic enterprises need to strengthen links and improve their competitive capabilities. To help clarify this issue, the authors chose to research on the topic Solutions to strengthen the links and to improve competitive capabilities of Danang enterprises in the context of integration. Key Words: Linkage, competitiveness; enterprises, economic integration1. Giới thiệu Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, là cửa ngõ hướng ra biển của vùng Tây Nguyên và cácnước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) và làtrung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung – TâyNguyên; Đà Nẵng có tiềm lực phát triển kinh tế lớn mạnh với khả năng trở thành đầu mối giao lưukinh tế quốc tế, phát triển dịch vụ vận tải, giao nhận trong khu vực và quốc tế. Được sự hỗ trợ từ Trung Ương với Nghị Quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2003 về xâydựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinhtế Đà Nẵng đã có sự đổi mới tích cực với tốc độ tăng trưởng khá cùng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếđúng hướng và chú trọng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Cùng với tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, cơ cấu nhóm ngành kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực trongnhững năm qua, theo hướng công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở, phát triểnmạnh công nghiệp và dịch vụ, cũng như tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao. Xétcơ cấu kinh tế theo 03 nhóm ngành thì tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm đều đặn từ mức 9,7% năm1997 xuống còn 2,1% năm 2015; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đóng vai trò quan trọng, tăngnhanh trong giai đoạn đầu nhưng đã giảm thời kỳ sau và đạt mức 35,3% năm 2015; ngược lại tỷ trọngdịch vụ giảm xuống trong thời kỳ đầu nhưng đã tăng lên trở lại trong những năm gần đây, chiếm tỷtrọng cao nhất là 62,6% năm 2015.34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mặc dù cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp và cơcấu nội bộ ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực tuy nhiên mức độ phát triển và mức độ đóng gópchưa cao, sự phát triển của các ngành dịch vụ chất lượng cao vẫn chưa toàn diện, còn thiếu nhữngngành công nghiệp chủ lực. Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị,đặc biệt là phát triển thành trung tâm nghề cá vẫn còn nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến sự phát triểnchung của thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng những năm qua dù luôn duyở mức cao nhưng xuất phát điểm với quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé nên vẫn còn chậm để rút ngắnkhoảng cách so với các thành phố phát triển trong khu vực Đông Nam Á; mô hình tăng trưởng vẫntheo chiều ngang, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên vàgia công hàng xuất khẩu; đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất còn chậm so với đầu tư phát triển hạtầng; năng suất lao động xã hội vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tiềmnăng, lợi thế trên một số lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy hiệu quả; chưa khai thác được vị tríđịa lý của thành phố với mục tiêu hình thành được trung tâm bán buôn, phát luồng hàng hóa; lợi thế vềkinh tế biển, vai trò thành phố cảng biển, đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hoá ở khuvực. Đứng trước thực trạng đó, nghiên cứu “Giải pháp tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập” được thực hiện nhằm tìm hiểu các khókhăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; từ đó có cơ sở đề xuất các giải phápnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đà Nẵng trong thời gian tới.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý thuyết2.1.1. Khái niệm NLCT doanh nghiệp NLCT ở cấp độ DN được khái niệm theo 03 cách tiếp cận: Thứ nhất, xem xét năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: