Danh mục

Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam từ trường hợp sáp nhập ba Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.56 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hoạt động của hệ thống tài chính nói chung, của các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt qua khủng hoảng, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống TCTD nói riêng đã được bàn luận nhiều và trở nên rất cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam từ trường hợp sáp nhập ba Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM TỪ TRƯỜNG HỢP SÁP NHẬP BA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – ĐỆ NHẤT – TÍN NGHĨA Ths. Nguyễn Ngọc Lý, Ths. Hoàng Hà, CN. Đặng Trung Kiên Bộ môn Tài chính – Khoa NHTC - ĐH Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hoạt động của hệ thống tài chính nói chung, của các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt qua khủng hoảng, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống TCTD nói riêng đã được bàn luận nhiều và trở nên rất cần thiết. Việc sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Tín Nghĩa – Đệ Nhất là thương vụ sáp nhập đầu tiên theo chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, sau thành công của thương vụ sáp nhập này còn đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hợp nhất. Vậy những vấn đề đó là gì? Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới? Bài báo sẽ làm rõ các câu hỏi này. Từ khóa: mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng 1. Đặt vấn đề Thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, thị trường này đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Từ những thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN… ; áp lực từ cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài từ lộ trình tự do hóa tài chính; đến áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định tại Nghị định 141/2006NĐ-CP đang ngày một gia tăng…Trước xu hướng hội nhập và những thách thức đang gặp phải thì việc hợp nhất các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém là một tất yếu. Việc sáp nhập thành công ba ngân hàng là ngân hàng TMCP Sài Gòn – Đệ Nhất – Tín Nghĩa thể hiện sự tất yếu đó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu của chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Với hành lang pháp lý chưa đầy đủ cộng thêm các hiểu biết về M&A còn hạn chế nên các ngân hàng thương mại Việt Nam còn lúng túng và bị động trước xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động M&A. Vậy, cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian tới? 2. Giới thiệu về hoạt động M&A và thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là thuật ngữ thường được nhắc tới trong thời gian gần đây ở Việt Nam, thể hiện hoạt động hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp lại với nhau nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong chiến lược kinh doanh của mình. Sáp nhập doanh nghiệp (Merger) là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp (Acquisition) được hiểu là việc mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại hoặc thôn tính cũng có thể được thực hiện bởi chính đội ngũ quản lý hoặc bởi các nhà đầu tư bên ngoài.[5] Hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam thực sự trở nên sôi động kể từ năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chính thức mở cửa thị trường tài chính và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng chi nhánh và thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, còn trước đó, số 225 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG lượng thương vụ hàng năm rất ít và cũng không gây được nhiều sự chú ý. Chính sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã làm gia tăng tính cạnh tranh trong hệ thống tài chính ngân hàng và thúc đẩy M&A phát triển. Về số lượng thương vụ: Giai đoạn 2007-2008 có thể coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam với hơn 10 thương vụ M&A ghi nhận được. Nhưng sau đó, khuynh hướng này lại thoái trào trong năm 2009-2010, thể hiện ở số lượng thương vụ giảm đi rõ rệt dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan ra từ Mỹ tạo khá nhiều cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm ngân hàng nhỏ cũng như cho các nhà đầu tư tiến hành mua bán doanh nghiệp. Sang những năm đầu thập kỷ thứ 2, tuy hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng nhưng về chất thì đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ đều lớn hơn hẳn. Thương vụ Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567.3 triệu USD là thương vụ có giá trị lớn nhất năm 2011. Năm 2012 khép lại với thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD cho 20% cổ phần VietinBank do Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua lại.[7] Về đối tác tham gia trong các thương vụ: Một điều dễ nhận thấy, hầu hết các thương vụ M&A ngân hàng, nhất là các thương vụ lớn, diễn ra tại Việt Nam đều có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 2007 đến nay có tới hơn 15 thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài và chủ yếu dưới hình thức mua cổ phần của các ngân hàng. Mặc dù chưa có các chỉ tiêu cụ thể đánh giá mức độ thành công của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng nhưng thực tế cho thấy hoạt động của các ngân hàng “hậu M&A” hoàn toàn bình thường, chưa có bất kỳ một ghi nhận nào về sự đổ vỡ của các đối tác. Hơn nữa, hầu hết các vụ sáp ...

Tài liệu được xem nhiều: