Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HANDLING BAD DEBTS OF CREDIT INSTITUTIONS IN VIETNAM – SITUATION AND SOLUTIONS Ngày nhận bài : 05.3.2023 ThS. Trần Thị Phương Thảo Ngày nhận kết quả phản biện : 11.4.2023 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT Xử lý nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng là một trong những quan tâm hàng đầu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình xử lý nợ xấu của TCTD gặp phải một số vướng mắc, khó khăn như việc thu giữ tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, chưa có thị trường mua bán nợ cạnh tranh,... Trên cơ sở một số tồn tại của quá trình này, bài viết đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả xử lý nợ xấu của TCTD như phát triển thị trường mua bán nợ, hoàn thiện một số quy định của pháp luật có liên quan. Từ khóa: Nợ xấu, tài sản bảo đảm, tồn tại ABSTRACT Bad debt settlement to minimize credit risk is one of the top concerns of credit institutions. In addition to the achieved results, the process of bad debt settlement of credit institutions encountered a number of obstacles and difficulties such as seizing collateral, handling collateral as a real estate project, not yet there is a competitive debt trading market, etc. On the basis of some shortcomings of this process, the article makes recommendations to improve the results of bad debt settlement of credit institutions such as developing the debt trading market, completing a number of relevant legal provisions. Keywords: Bad debt, collateral, existence 1. Đặt vấn đề Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại nguồn thu chủ yếu của các TCTD. Tuy nhiên, vấn đề mà các TCTD đã, đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới là nợ xấu. Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn tới được dự báo diễn biến khó lường, tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và những bất ổn về chính trị, xung đột vũ trang ở một số khu vực trên thế giới ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp, làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay. Nợ xấu, rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí là phá sản. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định 986/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ mục tiêu đưa “Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3% vào năm 2025». Do đó, việc nhận diện, tháo gỡ những khó khăn TCTD gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu là cần thiết. 21 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Năm 2017 - 2018, cùng với nỗ lực xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42) đã giúp công tác xử lý nợ xấu đạt được những thành tựu nhất định. Đây là lần đầu tiên ngành ngân hàng có Nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu, dù chỉ mang tính thí điểm, có hạn định về thời gian và phạm vi xử lý nợ xấu, nhưng Nghị quyết số 42 đã hỗ trợ các TCTD đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, khai thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng; cao hơn so với kết quả xử lý nợ xấu tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình giai đoạn 2012 - 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng). Bên cạnh kết quả đạt được là những tồn tại, trong giới hạn bài viết này, tác giả tập trung làm rõ những khó khăn TCTD gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu. 2. Một số tồn tại, khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu Thứ nhất, khối lượng nợ xấu đã bán cho VAMC chưa phản ánh đúng số nợ xấu thực chất được xử lý Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể trong thời gian gần đây, không thể không kể đến vai trò then chốt của công ty TNHH một thành viên chuyên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (gọi tắt là VAMC). Tuy nhiên, bản chất việc bán nợ qua VAMC chỉ là việc đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán, hay nói cách khác, chuyển nợ xấu từ nội bảng sang ngoại bảng của các TCTD. Sau 05 năm, nếu VAMC không thể giải quyết được, số nợ xấu này sẽ quay về với các TCTD đã bán nợ. Sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ nhận lại một số trái phiếu nhất định do VAMC phát hành dựa trên giá trị thu mua khoản nợ bằng 100% giá trị sổ sách. Hằng năm các ngân hàng bán nợ sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu này, lãi suất trái phiếu là 0%/năm. Như vậy, từ một món nợ xấu ngân hàng sẽ nhận lại một khoản trái phiếu do VAMC phát hành. Lượng trái phiếu này có thời hạn là 05 năm và khi đến kỳ đáo hạn, giá trị của trái phiếu được mặc định về 0 đồng. Rõ ràng, quá trình mua bán trên không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ủy quyền cho ngân hàng. Khi một khoản nợ được xử lý thì ngân hàng sẽ được hưởng 85% số tiền thu từ giải quyết nợ xấu, 15% còn lại thuộc về VAMC. Tuy bán nợ cho VAMC, nhưng mỗi năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu của VAMC. Đồng nghĩa, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm. Giai đoạn 2013-2020, VAMC bá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xử lý nợ xấu Tổ chức tín dụng Rủi ro tín dụng Thu giữ tài sản bảo đảm Xử lý tài sản bảo đảm Thị trường mua bán nợ Quá trình xử lý nợ xấuTài liệu cùng danh mục:
-
Thẩm định tín dụng ngân hàng và hướng dẫn thực hành tín dụng: Phần 1 - TS. Nguyễn Minh Kiều
284 trang 880 25 0 -
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
560 trang 580 17 0 -
2 trang 502 0 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 466 0 0 -
Do Central Banks Respond to Exchange Rate Movements? A Structural Investigation¤
39 trang 466 0 0 -
17 trang 452 0 0
-
203 trang 335 13 0
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 332 0 0 -
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 283 0 0 -
293 trang 282 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0