Danh mục

Giải pháp thúc đẩy sự phát triển các hộ kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.64 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành đánh giá những khó khăn tồn tại trong hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa, từ đó đưa ra giải pháp để thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển tương xứng với tiềm lực của hộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thúc đẩy sự phát triển các hộ kinh doanh trên địa bàn Thanh HóaTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THANH HÓA Đỗ Thị Hà Thương1, Nguyễn Thị Hồng Điệp2 TÓM TẮT Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế tỉnhThanh Hóa luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tốcđộ tăng trưởng bình quân là 12%/năm. Với thành phần kinh tế đa dạng, số lượng doanhnghiệp lớn, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của cả nước. Đểđạt được thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của hộ kinh doanh đặc biệttrong giai đoạn hiện nay khi khu vực kinh tế doanh nghiệp đang tắc nghẽn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay hộ kinh doanh chưa phát triển đúng vớitiềm năng và thế mạnh. Bài báo tiến hành đánh giá những khó khăn tồn tại trong hoạtđộng của hộ kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa, từ đó đưa ra giải pháp để thúc đẩy hộkinh doanh phát triển tương xứng với tiềm lực của hộ, góp phần vào sự phát triển kinhtế của đất nước. Từ khóa: Hộ kinh doanh, kinh tế hộ, tỉnh Thanh Hóa,.. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, các mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ liên tục gia tăng trongđó có một bộ phận không nhỏ số lượng gia nhập vào hàng ngũ này là chuyển từ cácdoanh nghiệp kinh doanh lớn sang. Trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, khả năngthành công với các mô hình kinh doanh có quy mô lớn ngày càng bị thu hẹp đã tạo chocác mô hình kinh doanh nhỏ lẻ vốn được cho là bị yếu thế đang gặp nhiều thuận lợi.Đây được coi là khu vực kinh tế khá năng động, dễ thích nghi, có quy mô đang mở rộngvà đóng góp đáng kể trong tạo việc làm cũng như tăng thu nhập. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, hơn 3 triệu hộ kinh doanh hiện đang đónggóp vào GDP hàng năm trung bình lên đến 18%, cao hơn rất nhiều so với khối doanhnghiệp tư nhân, thậm chí cao hơn cả khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việcnộp vào ngân sách Nhà nước một tỷ lệ lớn hàng năm, các hộ kinh doanh đã tạo ra hàngtrăm ngàn tỷ đồng giá trị gia tăng mỗi năm. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh còn tạo rahàng triệu chỗ làm cho người lao động. Không những giải quyết việc làm, tăng thunhập, tăng nguồn thu cho ngân sách... mà hộ kinh doanh còn là mạng lưới rộng lớn nhất,phát triển về tận những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không1,2 ThS. Giảng viên khoa KTQTKD, trường Đại học Hồng Đức 122 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014đáp ứng được. Với những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế, với sự thích nghi nhanhvới những biến động của nền kinh tế, trong giai đoạn hiện nay, hộ kinh doanh đang làsự lựa chọn tốt nhất cho phần lớn người dân để cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh phải đối mặt với không ít khó khănlàm giảm hiệu quả hoạt động của hộ. Bài báo tiến hành đánh giá thực trạng phát triểncủa hộ kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa, để từ đó tìm ra những tồn tại trong hoạtđộng của hộ và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về hộ kinh doanh Theo Nghị định số 36/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, hộ kinh doanh được định nghĩa như sau: hộ kinhdoanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một số hộ giađình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mườilao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối vớihoạt động kinh doanh. Theo đó, kinh tế hộ có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, kinh tế hộ không có tư cách pháp nhân: Theo Điều 84, Bộ Luật Dân sựquy định một tổ chức có tư cách pháp nhân phải có đủ bốn điều kiện: thành lập hợppháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịutrách nhiệm bằng tài sản đó và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật mộtcách độc lập. Kinh tế hộ không đủ bốn điều kiện trên nên không phải là pháp nhân. Thứ hai, kinh tế hộ là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ: Theo quy định, thìkinh tế hộ không sử dụng quá mười lao động và chỉ được kinh doanh tại một địa điểm.Chính vì thế, quy mô của hộ kinh doanh tương đối nhỏ. Đây cũng là ưu điểm đối vớiloại hình kinh doanh này, vì có sức sống dẻo dai, dễ dàng vượt qua được các biến độngcủa nền kinh tế. Thứ ba, kinh tế hộ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ: Do không phânbiệt được tài sản của hộ kinh doanh với tài sản của chủ hộ nên chủ hộ phải chịu tráchnhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ bằng toàn bộ tài sản của mình. Tính bền vững của kinh tế hộ không cao: Do đặc thù hộ kinh doanh có quy mônhỏ, thiếu vốn ...

Tài liệu được xem nhiều: