Danh mục

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.28 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức tham quan các làng bản, dựa vào tài nguyên của cộng đồng do cộng đồng tham gia xây dựng và vì lợi ích của cộng đồng. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở BẢN ĐỐC, XÃ CỔ LŨNG VÀ BẢN TÔM, XÃ BAN CÔNG, HUYỆN BÁ THƯỚC,TỈNH THANH HÓA ThS. Vũ Văn Bình1 NCS. Trần Tiến2 Tóm tắt: Du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức tham quan các làng bản, dựavào tài nguyên của cộng đồng do cộng đồng tham gia xây dựng và vì lợi ích của cộngđồng. Bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước là hai bảnngười Thái sinh sống chủ yếu, có bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, cùng cảnh quanthiên nhiên và lợi thế về vị trí địa lý, giao thông rất phù hợp để phát triển loại hình dulịch cộng đồng, tuy nhiên trong thời gian qua việc tổ chức các hoạt động du lịch cònnhiều hạn chế. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạtđộng du lịch cộng đồng ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công trong thờigian tới. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, hoạt động du lịch, văn hóa dân tộc, người Thái, Bá Thước 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ Du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từnhững năm 1970. Khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục tậpquán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, và cũng có thể là khám phá hệ sinh thái đa dạng ở nơiđây. Đặc điểm trong loại hình du lịch này là điểm du lịch thường thưa thớt dân cư, địahình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ cho đi lạirất khó khăn. Những lúc như vậy, du khách rất cần có sự trợ giúp của cộng đồng dân cưbản xứ như dẫn đường, nơi ở qua đêm, ăn uống, cung cấp các dịch vụ cần thiết khác... Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của các nướcquan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du lịch. Bên cạnh đó,các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đócác vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn viên làng bản trởthành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiềukhách du lịch đến tham quan, người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịchvụ và phục vụ khách tham quan nên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càngđược phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà vớicả cộng đồng.1 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa36 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh ThanhHóa là hai bản người Thái sinh sống chủ yếu, với bản sắc văn hóa dân tộc phong phúcùng tiềm năng về thiên nhiên và lợi thế về vị trí địa lý, giao thông; có đủ điều kiện đểphát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc tổ chức khaithác các tiềm năng du lịch để thu hút khách còn hạn chế. Chính vì vậy, việc cải thiệncông tác tổ chức hoạt động du lịch tại bản Đốc và bản Tôm là vô cùng cần thiết để pháttriển loại hình du lịch cộng đồng tại đây. 2. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm,xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa Quá trình thu thập thông tin, tác giả đã phát 262 phiếu khảo sát tại địa bàn gồm:cán bộ địa phương (cấp huyện, xã), một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnhvực du lịch, cộng đồng dân cư và khách du lịch. Số phiếu thu về là 262 phiếu, gồm: 05phiếu cán bộ quản lý, 50 phiếu doanh nghiệp, 207 phiếu cộng đồng địa phương vàkhách du lịch. Tất cả số phiếu trên đều có giá trị tổng hợp và phân tích thực trạng tổchức hoạt động du lịch ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện BáThước, tỉnh Thanh Hóa. - Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch Với đặc thù của loại hình du lịch cộng đồng, khách du lịch thường chọn hình thứchomestay để trải nghiệm đời sống sinh hoạt cùng với cộng đồng địa phương, nên ở bảnĐốc và bản Tôm đã có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch thể hiệnqua việc nhiều hộ dân đã đón khách đến cùng sinh hoạt trên ngôi nhà sàn của mình.Những nhà sàn tham gia đón, phục vụ khách đều là những ngôi nhà sàn cổ, rộng rãi,thoáng mát, kiến trúc đẹp. Chủ hộ cải thiện xây thêm khu bếp nấu, khu vệ sinh để đảmbảo nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, hình thức homestay trong khu vực đều chưa cókhả năng đón khách với số lượng lớn vì đa số nhà sàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của giađình nên diện tích hẹp. Nhà vệ sinh, bếp, nhà tắm khách đều dùng chung với chủ nhà,nhiều khi gây bất tiện cho khách du lịch. Trong quá trình khảo sát, các nhà sàn trong bản tham gia vào hoạt động phục vụkhách du lịch mỗi nhà có sức chứa tối đa từ 15 - 20 khách/hộ gia đình. Hiện chưa có môhình phát triển cụ thể nhưng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các gia đình trongkhu vực đang bước đầu tham gia cung cấp cơ sở lưu trú cho khách. Tuy nhiên, dịch vụphục vụ khách còn nhiều hạn chế, kiến thức làm du lịch thiếu và yếu. Đây là khó khănngười dân gặp phải khi bước đầu tham gia vào hoạt động du lịch mà chưa có sự định hướng,hoạch định rõ của các ban ngành quản lý. - Thực trạng thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng Cộng đồng dân cư bản Tôm và bản Đốc đã tham gia vào hoạt động du lịch với 37 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUcác hoạt động chủ yếu: lưu trú, ăn uống, văn nghệ và hướng dẫn viên. Các hình thứckinh doanh này bước đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: