Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 230.13 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích những thế mạnh, điểm đến có khả năng thu hút khách quốc tế ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ NCS. Trần Tiến ∗ Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Bắc Trung Bộ trongthời gian qua đã có những bước chuyển mình. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tươngxứng với tiềm năng vốn có trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, thu hút kháchdu lịch quốc tế nói riêng của vùng Bắc Trung Bộ. Bài viết phân tích những thế mạnh,điểm đến có khả năng thu hút khách quốc tế ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và đề xuấtmột số giải pháp tăng cường liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộtrong thời gian tới. 1. Tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ Vùng Bắc Trung Bộ gồm sáu tỉnh dọc theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam gồm:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; là vùnghội tụ những lợi thế về tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhiều giá trị đặc sắc. Du lịch biển: Vùng Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài khoảng 670 km, tập trungnhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Bãi Lữ (Nghệ An), Xuân Thành,Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt, CồnCỏ (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Các đảo ven bờ trong vùng vẫngiữ được nét hoang sơ và có thể xem xét, đầu tư khai thác du lịch như Hòn Mê (ThanhHóa), đảo Ngư (Nghệ An), đảo Yến (Hà Tĩnh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Ngọc (ThừaThiên Huế). Bên cạnh đó, vùng Bắc Trung Bộ còn có sự đa dạng sinh học cao, nhiều hệsinh thái đặc trưng với nhiều vườn quốc gia như: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, PhongNha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – Pù Hu, Kẻ Gỗ. Du lịch nhân văn: Bắc Trung Bộ là vùng tập trung các di sản thiên nhiên và vănhóa đặc sắc. Có 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đôHuế, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế và Thành Nhà Hồ.Đây cũng là nơi phát tích của nhà Hồ, nhà Lê, chúa Nguyễn, chúa Trịnh, nhà Nguyễn...và là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng: Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Võ NguyênGiáp... Vùng còn tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng có giá trị đặc biệt: XuânSơn, Nhật Lệ, đường 20 Quyết Thắng, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, cầuHiền Lương, đường 9 Khe Sanh, đường mòn Hồ Chí Minh... và nhiều lễ hội độc đáo∗ Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa106 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUnhư: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Cuông, Festival Huế... là những sự kiện văn hóamang tầm quốc gia, quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. BắcTrung Bộ còn là nơi tập trung 25 dân tộc với kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đadạng như: hò sông Mã, hò ví dặm, hò khoan, hò mái nhì, hò Huế và nhiều làng nghề thủcông truyền thống. Bắc Trung Bộ còn có nhiều lợi thế khác để phát triển du lịch như: hệ thống sân bay,bến cảng, quốc lộ, đường sắt Bắc Nam, đường ngang Đông - Tây tương đối phát triển,tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) đi qua 4 nước Myanmar - Thái Lan - Lào -Việt Nam đang phát triển mạnh... là nhân tố động lực để phát triển kinh tế khu vực, làhướng mở quan trọng để xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch 1. Với tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, nhân văn và địa lý thuận lợi, vùng Bắc TrungBộ giữ vị trí quan trọng đối với phát triển du lịch cả nước. Trong Chiến lược quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định phát triểndu lịch cho 7 vùng. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ được xác định phát triển các sảnphẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan tìm hiểu về các di sản văn hóa và thiên nhiênthế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa lịch sử. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch được xác định là: - Khu vực thành phố Huế và phụ cận (Thừa Thiên Huế). - Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị). - Khu vực Phong Nha - Kẻ Bảng (Quảng Trị). - Khu vực Thiên Cầm - Vũng Áng (Hà Tĩnh). - Khu vực Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An). - Cụm Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá thần Cẩm Lương (Thanh Hóa). Vùng Bắc Trung Bộ cũng được xác định mục tiêu đầu tư phát triển 4 khu du lịchquốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia, 3 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch địaphương làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch toàn vùng. - 4 khu du lịch quốc gia gồm: + Khu du lịch Kim Liên (Nghệ An): tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục,tri ân. + Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích lịch sửvăn hóa.1 TS. Lê Đức Bích (2014), “Liên kết phát triển du lịch bền vững vùng Bắc Trung Bộ”, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ NCS. Trần Tiến ∗ Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Bắc Trung Bộ trongthời gian qua đã có những bước chuyển mình. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tươngxứng với tiềm năng vốn có trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, thu hút kháchdu lịch quốc tế nói riêng của vùng Bắc Trung Bộ. Bài viết phân tích những thế mạnh,điểm đến có khả năng thu hút khách quốc tế ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và đề xuấtmột số giải pháp tăng cường liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộtrong thời gian tới. 1. Tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ Vùng Bắc Trung Bộ gồm sáu tỉnh dọc theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam gồm:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; là vùnghội tụ những lợi thế về tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhiều giá trị đặc sắc. Du lịch biển: Vùng Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài khoảng 670 km, tập trungnhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Bãi Lữ (Nghệ An), Xuân Thành,Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt, CồnCỏ (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Các đảo ven bờ trong vùng vẫngiữ được nét hoang sơ và có thể xem xét, đầu tư khai thác du lịch như Hòn Mê (ThanhHóa), đảo Ngư (Nghệ An), đảo Yến (Hà Tĩnh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Ngọc (ThừaThiên Huế). Bên cạnh đó, vùng Bắc Trung Bộ còn có sự đa dạng sinh học cao, nhiều hệsinh thái đặc trưng với nhiều vườn quốc gia như: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, PhongNha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – Pù Hu, Kẻ Gỗ. Du lịch nhân văn: Bắc Trung Bộ là vùng tập trung các di sản thiên nhiên và vănhóa đặc sắc. Có 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đôHuế, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế và Thành Nhà Hồ.Đây cũng là nơi phát tích của nhà Hồ, nhà Lê, chúa Nguyễn, chúa Trịnh, nhà Nguyễn...và là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng: Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Võ NguyênGiáp... Vùng còn tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng có giá trị đặc biệt: XuânSơn, Nhật Lệ, đường 20 Quyết Thắng, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, cầuHiền Lương, đường 9 Khe Sanh, đường mòn Hồ Chí Minh... và nhiều lễ hội độc đáo∗ Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa106 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUnhư: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Cuông, Festival Huế... là những sự kiện văn hóamang tầm quốc gia, quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. BắcTrung Bộ còn là nơi tập trung 25 dân tộc với kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đadạng như: hò sông Mã, hò ví dặm, hò khoan, hò mái nhì, hò Huế và nhiều làng nghề thủcông truyền thống. Bắc Trung Bộ còn có nhiều lợi thế khác để phát triển du lịch như: hệ thống sân bay,bến cảng, quốc lộ, đường sắt Bắc Nam, đường ngang Đông - Tây tương đối phát triển,tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) đi qua 4 nước Myanmar - Thái Lan - Lào -Việt Nam đang phát triển mạnh... là nhân tố động lực để phát triển kinh tế khu vực, làhướng mở quan trọng để xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch 1. Với tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, nhân văn và địa lý thuận lợi, vùng Bắc TrungBộ giữ vị trí quan trọng đối với phát triển du lịch cả nước. Trong Chiến lược quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định phát triểndu lịch cho 7 vùng. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ được xác định phát triển các sảnphẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan tìm hiểu về các di sản văn hóa và thiên nhiênthế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa lịch sử. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch được xác định là: - Khu vực thành phố Huế và phụ cận (Thừa Thiên Huế). - Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị). - Khu vực Phong Nha - Kẻ Bảng (Quảng Trị). - Khu vực Thiên Cầm - Vũng Áng (Hà Tĩnh). - Khu vực Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An). - Cụm Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá thần Cẩm Lương (Thanh Hóa). Vùng Bắc Trung Bộ cũng được xác định mục tiêu đầu tư phát triển 4 khu du lịchquốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia, 3 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch địaphương làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch toàn vùng. - 4 khu du lịch quốc gia gồm: + Khu du lịch Kim Liên (Nghệ An): tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục,tri ân. + Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích lịch sửvăn hóa.1 TS. Lê Đức Bích (2014), “Liên kết phát triển du lịch bền vững vùng Bắc Trung Bộ”, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch Bắc Trung Bộ Quảng bá du lịch Hoạt động kinh doanh du lịch Xúc tiến du lịch Sản phẩm du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa du lịch: Phần 1 - PGS. TS Hoàng Văn Thành
103 trang 113 3 0 -
76 trang 67 0 0
-
107 trang 62 1 0
-
3 trang 60 0 0
-
60 trang 55 1 0
-
Phát triển du lịch di sản văn hóa của Trung Quốc và kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 52 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) từ quan điểm của nhiều bên liên quan
8 trang 49 0 0 -
Bài giảng Tâm lý và kỹ thuật giao tiếp ứng xử với khách du lịch - Trường CĐ Nghề Phú Thọ
68 trang 47 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
13 trang 45 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
189 trang 38 0 0