Danh mục

Giải phẫu động mạch của đầu- mặt - cổ (Kỳ 4)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhánh tận Có 2 nhánh tận ở trong tuyến mang tai đó là:- Động mạch thái dương nông (a. temporalis Superfcialis): từ tuyến mang tai chạy lên trên, ở phía trước bình nhĩ, động mạch chạy nông bắt chéo mỏm gò má (có thể bắt mạch) rồi phân ra các nhánh cấp máu cho nửa da đầu và cơ thái dương.- Động mạch hàm (a. maxillaris) hay động mạch hàm trong: đi từ sau cổ lồi cầu xương hàm dưới, vào vùng chân bướm hàm, trên đường đi động mạch tách ra 14 nhánh bên và 1 nhánh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải phẫu động mạch của đầu- mặt - cổ (Kỳ 4) Giải phẫu động mạch của đầu- mặt - cổ (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.3.2. Nhánh tận Có 2 nhánh tận ở trong tuyến mang tai đó là: - Động mạch thái dương nông (a. temporalis Superfcialis): từ tuyếnmang tai chạy lên trên, ở phía trước bình nhĩ, động mạch chạy nông bắt chéo mỏmgò má (có thể bắt mạch) rồi phân ra các nhánh cấp máu cho nửa da đầu và cơthái dương. - Động mạch hàm (a. maxillaris) hay động mạch hàm trong: đi từ sau cổ lồicầu xương hàm dưới, vào vùng chân bướm hàm, trên đường đi động mạch tách ra14 nhánh bên và 1 nhánh tận cấp máu cho màng nhĩ, màng não, các cơ nhai, chorăng hàm, miệng, vòm hầu và cánh mũi. Trong số các nhánh có động mạch màngnão giữa đào thành rãnh vào xương ở vùng thái dương đỉnh rất dễ dập, đứt (khichấn thương sọ) gây khối máu tụ ngoài màng cứng rất nguy hiểm. + Nhánh bên có 14 nhánh: Một động mạch cho tai (động mạch màng nhĩ); Hai động mạch màng não (động mạch màng não phụ và giữa). Bốn động mạch cho cơ (cơ chân bướm, cơ cắn, cơ thái dương sâu trướcvà cơ thái dương sâu sau). Bốn động mạch cho má miệng (động mạch răng dưới, răng trên, miệng,dưới ổ mắt). Ba động mạch cho vòm miệng hầu (khẩu cái xuống, Vidien, chân bướmkhẩu cái). + Nhánh tận: có 1 động mạch là động mạch bướm khẩu cái. 1. Động mạch màng não giữa 2. Động mạch hàm trên 3. Động mạch thái dương nông 4. Động mạch huyệt răng dưới 5. Động mạch chân bướm trong 6. Động mạch huyệt răng trên sẽ 7. Động mạch chân bướm 8. Động mạch dưới ổ mắt 9. Động mạch chân bướm ngoài 10. Động mạch mắt 11. Động mạch trên ổ mắtHình 4.36. Động mạch hàm trên (các nhánh bên)2.4. Vòng nối, áp dụng - Động mạch cảnh ngoài có nhiều nhánh bên và vòng nối với các độngmạch khác: + Với động mạch cảnh ngoài bên đối diện: o Ở tuyến giáp là hai động mạch giáp trên o Ở quanh miệng là các nhánh môi trên và dưới của động mạch mặt. o Ở hầu là 2 động mạch hầu lên. o Ở vùng chấm là 2 động mạch chẩm. o Ở lưỡi do hai động mạch lưỡi. + Với động mạch cảnh trong: ở xung quang ổ mắt bởi nhánh góc của động mạch mặt với nhánh mũi lưng của động mạch mắt. + Với động mạch dưới đòn: ở tuyến giáp bởi nhánh giáp trạng trên và động mạch giáp trạng dưới. Động mạch cảnh ngoài do có nhiều vòng nối và cấp máu cho các cơ quan ởphía ngoài hộp sọ nên thắt không nguy hiểm, thường thắt ở trên động mạch giáptrạng trên.

Tài liệu được xem nhiều: