Danh mục

GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 4

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.10 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH ĐẠI CƯƠNG THẦN KINH Tính chịu kích thích và đáp ứng các kích thích là một trong những đặc tính cơ bản của chất sống. Nhận kích thích từ môi trường và đáp lại bằng những phản ứng thích hợp. Mối liên hệ đó ở động vật đa bào cao cấp và ở người được thực hiện nhờ hệ thần kinh. Hệ thần kinh cai quản mọi hoạt động, một mặt làm cho các bộ phận bên trong hoạt động thống nhất và hợp tác chặt chẽ. Mặt khác làm cho cơ thể liên hệ và đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 4 Chương 4 GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH ĐẠI CƯƠNG THẦN KINH Tính chịu kích thích và đáp ứng các kích thích là một trong những đặc tính cơ bản của chất sống. Nhận kích thích từ môi trường và đáp lại bằng những phản ứng thích hợp. Mối liên hệ đó ở động vật đa bào cao cấp và ở người được thực hiện nhờ hệ thần kinh. Hệ thần kinh cai quản mọi hoạt động, một mặt làm cho các bộ phận bên trong hoạt động thống nhất và hợp tác chặt chẽ. Mặt khác làm cho cơ thể liên hệ và đồng nhất được với môi trường, mà cơ thể sống và phát triển. Thần kinh tiếp thu các kích thích và có các phản ứng thích nghi. 1. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH Thần kinh hoạt động do sự nối tiếp giữa neuron này với neuron khác, lập thành các cung phản xạ. 1.1 Neuron thần kinh 1. Bao Schwann 2. Thắt Ran vier 3. Sợi trục 4. Cục tận cùng 5. Sợi thần kinh 6. Nhánh bên của sợi trục 7. Nhánh gai 8. Thể Nissi 9. Tế bào TK đệm Hình 4.1. Neuron chính thức Mỗi neuron gồm một thân tế bào và các sợi thần kinh. - Thân neuron thần kinh: Tạo lên những thành phần cơ bản của chất xám, thần kinh trung ương nơi tiếp nhận và phát ra các xung động thần kinh. - Sợi thần kinh: gồm các nhánh cành (thụ giác) và một nhánh trục (trục giác) dẫn truyền các xung động thần kinh. Nhánh cành có nhiều tua gai; nhánh trục không có tua 192 gai. Tất cả những sợi có cùng chức phận tạo thành các bó dẫn truyền. 1.2. Cung phản xạ Theo Setchenov và paplov: cơ sở hoạt động của hệ thần kinh là cung phản xạ, mỗi hưng phấn thần kinh xuất hiện ở một nơi nào đó, truyền theo các đuôi neuron liên tiếp từ neuron này đến neuron khác. Trong sự tiếp nối đó, mỗi neuron là một chặng dẫn truyền, các chặng tiếp nhau tạo nên các cung phản xạ, có hai loại cung phản xạ thần kinh. - Cung phản xạ đơn giản: ít nhất có hai neuron. Một neuron nhận kích thích truyền về trung ương để phân tích và một neuron hiệu ứng, truyền phản ứng thích hợp tới cơ quan ngoại vi. - Cung phản xạ phức tạp: trong đời sống con người, thường là những phản xạ phức tạp, cung này ít nhất có ba neuron. Một neuron cảm thụ nhận cảm giác từ ngoại vi về theo đường hướng tâm (đường cảm giác), một neuron liên hợp và một neuron hiệu ứng theo đường li tâm (đường vận động) cho con người những phản ứng thích hợp trước các kích thích của môi trường sống. Hình 4.2. Cung phản xạ của tủy 2. PHÔI THAI CỦA HỆ THẦN KINH 2.l. Sự phát triển chủng loại - Sinh vật đơn bào: amibe chưa có hệ thần kinh. - Xoang tràng: sứa có thần kinh hình mạng lưới. - Giun sán: có hạch thần kinh. - Cá: có ống thần kinh. - Động vật có xương sống có thêm bọng thị giác (loài lưỡng thê). - Động vật có xương sống cao cấp: thêm bọng khứu giác phát triển. - Ở người: thời kỳ phôi thai cũng có thần kinh hình ống, có ba bọng não, nhưng phần phát triển mới nhất là vỏ não. 2.2. Phôi thai thần kinh ở người 2.2.1. Sự hình thành ống thần kinh Về phôi thai học, các cơ quan trong cơ thể được hình thành từ ba lá thai: nội bì, 193 trung bì và ngoại bì. Hệ thần kinh được phát triển từ lớp mô ngoại bì ở phía lưng của bào thai. Ở đó trên đường dọc giữa có một chỗ dầy trông như một giải, giải này lõm xuống thành rãnh (hay máng) rồi hai mép của rãnh này khép lại thành một ống (ống tủy) ống tủy tách khỏi lớp mô ngoại bì và chui vào sâu ở sau cung của các đất sống, khi cung quặp lại thì tủy sống nằm trong ống sống. 1. Tấm thần kinh 2. Tấm sống lưng 3. Lỗ thần kinh sọ 4. Lỗ thần kinh dưới 5. Rãnh thần kinh 6. Cạnh thần kinh 7. Bề mặt ngoài bì 8. Trung bì 9. Thành túi noã 10. Lỗ thần kinh 11. Ống thần kinh 12. Thành bên trái của noãn Hình 4.3. Sơi đồ phát triển phôi thai hệ thần kinh (cắt ngang phôi: a. phôi 18 ngày; b. phôi 22 ngày) 2.2.2. Đặc điểm của ống tủy * Hình thể Ống tủy có hình trụ dẹt và có 4 thành: - 2 thành bên dầy. - 1 thành lưng mỏng gọi là tấm lưng. - 1 thành bụng gọi là tấm bụng. Mỗi thành bên có một rãnh chia làm 2 phần: phần trước thuộc thành bụng, phần sau thuộc thành lưng. * Chức năng - Chất xám thành lưng là phần cảm giác. - Chất xám thành bụng là phần vận động. Giữa 2 thành là phần thực vật và ống tâm tủy chứa dịch não tủy. * Kích thước: Ống tâm tủy không đều nhau. Phần ở dưới nằm trong ống sống tạo thành tủy sống 194 Phần ở trên nằm trong hộp sọ phát triển thành não bộ có 3 chỗ phình gọi là 3 bọng não ( ...

Tài liệu được xem nhiều: