Danh mục

Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.81 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do tư thế và chức năng của chi dưới nên cơ mông phát triển, các cơ duỗi nằm phía trước, cơ gấp nằm phía sau. Gan chân chịu sức nặng của người, có nhịp tựa ở ngoài là mặt phẳng ở gót, bờ ngoài bàn chân và đầu trước các xương đốt bàn chân; nhịp chuyển ở trong là một cung dẻo và chắc (vòm gan chân). Ở cẳng chân không có cơ sấp và cơ ngửa nhưng có các cơ mác và đặc biệt là cơ mác dài có tác dụng giữ vòm gan chân và tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 2) Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 2) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2. CƠ CHI DƯỚI Do tư thế và chức năng của chi dưới nên cơ mông phát triển, các cơ duỗinằm phía trước, cơ gấp nằm phía sau. Gan chân chịu sức nặng của người, có nhịptựa ở ngoài là mặt phẳng ở gót, bờ ngoài bàn chân và đầu trước các xươngđốt bàn chân; nhịp chuyển ở trong là một cung dẻo và chắc (vòm gan chân). Ởcẳng chân không có cơ sấp và cơ ngửa nhưng có các cơ mác và đặc biệt là cơ mácdài có tác dụng giữ vòm gan chân và tăng độ căng của vòm. 2.1. Ở đùi - Gấp đùi vào bụng và xoay ngoài đùi là do cơ thắt lưng chậu bám từ cộtsống thắt lưng và xương chậu (mào chậu và hố chậu trong) đến mấu chuyển nhỏxương đùi. Khi 2 cơ cùng co và tì lên xương đùi thì gấp thân vào bụng, 1 bên cothì nghiêng cột sống thắt lưng. - Duỗi, dạng và xoay đùi là do các cơ mông đi từ xương chậu (mào chậu,hố chậu ngoài) tới đầu trên xương đùi. Khi lấy điểm tỳ ở xương đùi thì làm ngửa chậu hông hoặc nghiêng sang bên (nếu 1 bên co). - Xoay ngoài đùi chính là do các cơ chậu hông và ụ ngồi mấu chuyển đó làcơ sinh đôi (trên và dưới), cơ bịt trong và ngoài, cơ hình lê và cơ vuông đùi. Cơhình lê còn có tác dụng dạng, cơ vuông đùi có tác dụng khép đùi. - Khép đùi là do cơ lược và 3 cơ khép (ngắn, dài và lớn) đi từ xươngchậu (mào lược, ngành ngồi mu hoặc ụ ngồi) đến đường ráp xương đùi. 2.2. Ở cẳng chân - Khép cẳng chân: là do cơ thon nằm ở khu đùi trong đi từ ngành ngồi mutới xương chày. - Gấp cẳng chân vào đùi là do 3 cơ ngồi cùng ở đùi sau: cơ bán mạc (m. semi membranosus), Cơ bán gân (m. semi tendinosus), cơ nhị đầu đùi (m.biceps femoris). Ba cơ này đi từ ụ ngồi tới xương mác ở phía ngoài hoặc tớixương chày. Sau khi cẳng chân được gấp vào đùi thì 3 cơ tác dụng là duỗi đùi Hình 3.47. Các cơ chi dưới (A. mặt nước; B. mặt sau) và xoay trong đùi (cơ bán gân, bán mạc) hoặc xoay ngoài đùi (cơ nhị đầuđùi). Ngoài ra còn có cơ kheo (m. popliteus) đi từ lồi cầu ngoài tới mặt trênđường chéo của xương chày. Cơ may (m. sarlorious) có tác dụng gấp cẳng chân,kéo đùi vào trong và gấp đùi vào bụng. - Duỗi cẳng chân: là do cơ tứ đầu đùi (m. quadriceps femoris) đi từ xươngchậu và xương đùi tới xương bánh chè, và qua xương này xuống bám vào lồi củtrước xương chày; cơ căng cân đùi (m. tensor fascia latae) đi từ xương chậu (màochậu, gai chậu trước trên) tới xương chày. Cơ tứ đầu đùi còn gấp đùi vào bụng (docơ thẳng trước).

Tài liệu được xem nhiều: