Danh mục

Giải phẫu vùng cẳng chân (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên uỷ - tận cùng: Là nhánh của động mạch khoeo từ cung cơ dép đến sau mắt cá trong chia hai nhánh tận là động mạch gan chân trong và động mạch gan chân ngoài. - Đường đi và liên quan:Đi giữa hai lớp cơ cẳng chân sau, dưới mạc sâu lúc đầu đi giữa xương chày xương mác sau cơ chày sau rồi chếch vào trong ở sau cơ gấp dài ngón chân, cùng thần kinh chày sau chui ra nông ở 1/3 dưới cẳng chân đi dọc bờ trong gân gót. Thần kinh chày sau đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải phẫu vùng cẳng chân (Kỳ 3) Giải phẫu vùng cẳng chân (Kỳ 3) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn - Nguyên uỷ - tận cùng: Là nhánh của động mạch khoeo từ cung cơ dép đến sau mắt cá trong chiahai nhánh tận là động mạch gan chân trong và động mạch gan chân ngoài. - Đường đi và liên quan: Đi giữa hai lớp cơ cẳng chân sau, dưới mạc sâu lúc đầu đi giữa xương chàyxương mác sau cơ chày sau rồi chếch vào trong ở sau cơ gấp dài ngón chân, cùngthần kinh chày sau chui ra nông ở 1/3 dưới cẳng chân đi dọc bờ trong gân gót.Thần kinh chày sau đi ngoài động mạch. - Phân nhánh: ngoài các nhánh cơ, động mạch chày sau cho: + Nhánh mũ mác đi vòng qua chỏm xương mác lên trên nối với động mạchgối dưới ngoài của động mạch khoeo. + Nhánh động mạch mác đi theo xương mác. + Nhánh mắt cá trong góp phần vào mạng mạch mắt cá trong. + Nhánh gót cấp máu cho vùng gót. + Động mạch mác (a. peronea): là nhánh bên lớn nhất của động mạch chàysau tách dưới cung cơ dép 3-4cm chếch ra ngoài nằm giữa cơ chày sau và cơ gấpdài ngón cái rồi chạy dọc xương mác lách giữa xương và chỗ bám cơ gấp dàingón cái. Động mạch mác phân nhánh cho cơ và xương mác, tới trên cổ chântách ra: • Nhánh xiên chọc qua màng gian cốt ra trước tới mặt ngoài mu chântham gia mạng mạch mắt cá ngoài. • Nhánh thông nối với động mạch chày sau. • Các nhánh mắt cá ngoài tham gia mạng mạch mắt cá ngoài. • Các nhánh gót được xem như nhánh tận của động mạch mác. 3.2.2. inh mạch chày sau (v. tibialis posterior) Có hai tĩnh mạch đi kèm động mạch, nhận các tĩnh mạch cùng tên vớicác nhánh động mạch rồi đổ vào tĩnh mạch khoeo. 3.2.3. Thần kinh chày (n. tibialis) Từ hõm khoeo qua cung cơ dép xuống cẳng chân sau đi cùng động mạch chày sau và nằm ngoài động mạch rồi xuống gót chân chia hai nhánh ganchân trong và gan chân ngoài. Trên đường đi thần kinh chày sau tách các nhánh: - Tách các nhánh vận động cho các cơ khu cẳng chân sau. - Nhánh gian cốt cẳng chân đi trên màng gian cất. - Nhánh bì bắp chân trong cảm giác cho cẳng chân sau. - Nhánh gót trong cảm giác mặt trong và dưới gót chân. Hình 3.33. Mạch, thần kinh cẳng chân sau VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC Vùng cẳng chân trước (regio cruralis anterior) là tất cả phần mềm che phủmặt trước ngoài 2 xương cẳng chân và được giới hạn: - Ở trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ chày trước. - Ở dưới bởi đường vòng qua hai mắt cá chân. Trên ết đồ cắt ngang qua cẳng chân, vùng cẳng chân trước nằm trước 2xương cẳng chân, màng liên cốt và vách liên cơ ngoài từ nông vào sâu gồm có: 1. DA, TỔ CHỨC TẾ BÀO DƯỚI DA Da mỏng, ít di động, ít mạch máu đôi khi có lông. Tổ chức tế bào dướida mỏng trong đó có mạch thần kinh nông. - Tĩnh mạch nông: tĩnh mạch hiển lớn (v. saphena magna) bắt nguồn từcung tĩnh mạch mu chân, đi từ bờ trong bàn chân đến trước mắt cá trong lên tớibẹn chọc qua cân nông đổ vào tĩnh mạch đùi. Tĩnh mạch hiển lớn nhận nhiềunhánh nhỏ và nối với tĩnh mạch hiển bé. - Thần kinh nông: ở vùng cẳng chân trước ngoài và mu chân có các nhánh: + Thần kinh mác nông (n. peroneus superficialis) thuộc dây mác chung. + Dây thần kinh hiển (n. saphenus) thuộc dây thần kinh đùi.

Tài liệu được xem nhiều: