Danh mục

Giải phẫu vùng mông (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bó mạch thần hình dưới cơ hình lê - Thần kinh đùi bì sau (n. cutaneus femoralis posterior) hay thần kinh hông bé tách từ dây sống cùng I, II và III thuộc đám rối thần kinh cùng, qua bờ dưới cơ hình lê, xuống vùng đùi sau, ở bờ dưới cơ mông lớn tách ra các nhánh chi phối cảm giác cho da vùng mông và cơ quan sinh dục ngoài.- Thần kinh ngồi (n. ischiadicus) là nhánh cùng lớn nhất của đám rối cùng nói riêng và của cơ thể nói chung, chi phối cảm giác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải phẫu vùng mông (Kỳ 3) Giải phẫu vùng mông (Kỳ 3) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.4.2. Bó mạch thần hình dưới cơ hình lê - Thần kinh đùi bì sau (n. cutaneus femoralis posterior) hay thần kinh hôngbé tách từ dây sống cùng I, II và III thuộc đám rối thần kinh cùng, qua bờ dưới cơhình lê, xuống vùng đùi sau, ở bờ dưới cơ mông lớn tách ra các nhánh chi phốicảm giác cho da vùng mông và cơ quan sinh dục ngoài. - Thần kinh ngồi (n. ischiadicus) là nhánh cùng lớn nhất của đám rốicùng nói riêng và của cơ thể nói chung, chi phối cảm giác và vận động phần lớnchi dưới. Nguyên uỷ tách ra từ thân thần kinh thắt lưng cùng (LIV, LV) và dây sốngcùng SI, II, III. Thần kinh ngồi đi ở bờ dưới cơ hình lê, trước cơ mông lớn vàsau nhóm cơ chậu hông mấu chuyển để đi xuống vùng đùi sau. Ở vùng mông thần kinh ngồi không tách ra nhánh bên nào. Bó mạch thầnkinh mông dưới + Động mạch mông dưới (a. glutea inferior): là một ngành cùng củađộng mạch chậu trong, từ trong chậu hông đi qua lỗ mẻ hông to ra khu mông, ởdưới cơ hình lê rồi chia thành 2 ngành: ngành lên đi vào nuôi dưỡng cho các cơmông và nối với động mạch mông trên; ngành xuống đi vào các cơ đùi sau và nốivới động mạch mũ đùi, các nhánh xiên của động mạch đùi sâu. + Thần kinh mông dưới (n. glutea inferior) là một nhánh của đám rốithần kinh cùng. Từ trong chậu hông, qua khuyết ngồi lớn ra mông, ở bờ dưới cơhình lê tách nhánh chi phối vận động cho cơ mông lớn. - Bó mạch thần kinh thẹn + Động mạch thẹn trong (a. pudenda interna) là một nhánh của động mạchchậu trong ra ngoài qua khuyết hông to, bờ dưới cơ hình lê, sau đó lại vòng quagai hông, khuyết ngồi bé đi trong ống thẹn (Alcook) vào vùng đáy chậu, hậu mônvà cơ quan sinh dục ngoài. + Thần kinh thẹn (n. pudendus) xuất phát từ nhánh trước của thần kinhcùng II, III, IV, rồi sau đó đi như động mạch thẹn đến vùng đáy chậu và bộ phậnsinh dục ngoài. * Tóm lại: bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê phức tạp hơn và có thể chiathành 3 lớp từ nông và sâu - Lớp nông gồm thần kinh đùi bì sau - Lớp giữa gồm thần kinh ngồi, bó mạch thần kinh mông dưới và bómạch thần kinh thẹn. - Lớp sâu gồm các nhánh nhỏ từ đám rối cùng tới vận động trực tiếp chocác cơ sâu của mông. 1. Động mạch chủ bụng 2. Động mạch chậu chung phải 3. Động mạch chậu ngoài 4. Động mạch mông trên 5. Động mạch rốn 6. Động mạch tử cung 7. Động mạch bàng quang dưới 8. Động mạch trực tràng dưới 9. Động mạch thẹn trong 10. Động mạch mông dưới 11. Động mạch mông trên 12. Động mạch chậu trongHình 3.14. Các nhánh của động mạch chậu trong

Tài liệu được xem nhiều: