Danh mục

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại dịch vụ bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.13 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập tới thực trạng việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại dịch vụ thông qua Trọng tài thương mại dựa trên hai khía cạnh là luật pháp và thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại dịch vụ bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76 Part B: Political Sciences, Economics and Law GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Hà Công Anh Bảo1 1 ThS. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 27/08/14 Ngày chấp nhận đăng: 06/15 Title: Solving commercial service contract disputes by Commercial Arbitration in Vietnam Từ khóa: Trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp, hợp đồng thương mại dịch vụ Keywords: Commercial arbitration, dispute solution, commercial service contract ABSTRACT Becoming a member of the WTO has brought a great deal of benefits to Vietnamese companies as well as the development of commercial service. However, going along with such advantages, there are some remarkable drawbacks caused by the integration of the commercial service. Despite the profitable contracts, the service providing companies have to face many disputes derived from such contracts. In order to solve such disputes, some methods such as Negotiation, Mediation, Arbitration or Litigation can be applied to solve disputes. Each method has their own advantages and disadvantages, from which each party can have a choice. In the scope of this article, the author refers to the reality of resolving commercial service contract dispute by Commercial Arbitration from 2 aspects: in laws and in reality of Vietnam companies nowadays. TÓM TẮT Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời ngành thương mại dịch vụ cũng càng ngày phát triển. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đó là những khó khăn và hậu quả của quá trình hội nhập của ngành thương mại dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, ngoài những hợp đồng mang lại doanh thu, lợi nhuận cao thì họ cũng phải đối mặt với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại dịch vụ. Để giải quyết được những tranh chấp này thì tại Việt Nam các bên có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật thừa nhận là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm của nó để cho các bên có sự lựa chọn. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập tới thực trạng việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại dịch vụ thông qua Trọng tài thương mại dựa trên hai khía cạnh là luật pháp và thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hiện nay. luật nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong việc mua bán, cung cấp, trao đổi dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” (Hà Công Anh Bảo, 2014). 1. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất nào về hợp đồng thương mại dịch vụ (TMDV). Dựa trên đối tượng hợp đồng là dịch vụ và tính chất thương mại của loại hợp đồng này tác giả đã đưa ra khái niệm về hợp đồng TMDV là “sự thỏa thuận giữa các bên, căn cứ vào qui định của pháp Tranh chấp về hợp đồng TMDV cũng chưa có khái niệm thống nhất, từ việc nghiên cứu khái niệm về tranh chấp, về hoạt động thương mại được qui định trong luật thương mại (3.1 Luật Thương mại, 2005) và khái niệm về hợp đồng 70 Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76 Part B: Political Sciences, Economics and Law TMDV ở trên thì có thể đưa ra khái niệm về tranh chấp hợp đồng TMDV như sau: “là những mâu thuẫn, những bất đồng, những xung đột về quyền và lợi ích của các bên ký kết hợp đồng TMDV liên quan đến cả quá trình từ khi ký kết cho đến khi thực hiện hợp đồng TMDV”. cuộc. Xét xử bằng Trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, trong một không gian kín đáo nhẹ nhàng. Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau. Và đặc biệt, sự tự nguyện thi hành quyết định Trọng tài của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ đối tác trong tương lai; (6) Với các tranh chấp về hợp đồng TMDV có yếu tố quốc tế, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp được các doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng hơn so với Tòa án, một mặt vì Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, mặt khác vì việc cưỡng chế thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã trở nên dễ dàng hơn nhờ có Công ước New York 1958 về thừa nhận và thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài, và Việt Nam đã gia nhập công ước này vào năm 1995. Bên cạnh đó, đối với hợp đồng TMDV là loại hợp đồng có đối tượng là dịch vụ, thường là vô hình và tính chất phức tạp cao nên các bên có thể lựa chọn được những Trọng tài viên có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực tranh chấp xảy ra, điều này là không thể đối với tòa án, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán. 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó, vụ việc tranh chấp sẽ do Trọng tài – cơ quan phi chính phủ - đứng ra giải quyết theo thủ tục tố tụng do pháp luật về Trọng tài thương mại qui định. Với ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán, so với Tòa án, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có những ưu điểm như: (1) Phán quyết của Trọng tài là chung thẩm đối với bên đương sự: tức là phán quyết Trọng tài có giá trị cuối cùng và Trọng tài chỉ xét xử một lần duy nhất và các bên không có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị; (2) Quá trình giải quyết tranh chấp không công khai: Hầu hết pháp luật về Trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín (in camera) nếu các bên không quy định khác. Đây là ưu điểm đối với những doanh nghiệp không muốn các chi tiết trong vụ tranh chấp của mình bị đem ra công khai, tiết lộ trước công chúng; (3) Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có tính linh hoạt, mềm dẻo, năng động v ...

Tài liệu được xem nhiều: