Danh mục

Giải quyết tranh chấp về biển

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.14 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích của Hội thảo đề ra, trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của pháp luật quốc tế và một số kiến nghị của cá nhân, góp tiếng nói nhằm bảo vệ chủ quyền của về biển đảo của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết tranh chấp về biển Giải quyết tranh chấp về biển: Nhìn từ thực tiễn một số vụ vi phạm công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong vùng biển thuộc chủ quyền của việt nam GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Th.S Nguyễn Ngọc Lâm Trưởng khoa Luật quốc tế Trường Đại học Luật TP. HCM Với mục đích của Hội thảo đề ra, trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trong việc giải qu yết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của pháp luật quốc tế và một số kiến nghị của cá nhân, góp tiếng nói nhằm bảo vệ chủ quyền của về biển đảo của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia – cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới, lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Quyền này đã được pháp luật quốc tế công nhận. Vì vậy, khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biên giới và lãnh thổ chúng ta phải biết kết hợp các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc xác định vùng biển theo pháp luật quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc sơ khai, mang tính cơ bản, đó là “Đất thống trị biển”. Nội hàm của nguyên tắc này thể hiện, một quốc gia không có bờ biển thì không thể có vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó và cũng từ nguyên tắc này cho chúng ta thấy chỉ khi đáp ứng được tiêu chí đầu tiên mang tính cơ bản là có bờ biển, thì quốc gia đó mới có thể có được các vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối và các vùng biển quốc gia có quyền về chủ quyền theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 [1] như vùng lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế.[2] Với thực tế địa lý của Trung Quốc, nhìn vào bản đồ ai cũng có thể thấy được Trung Quốc không thể có được vùng biển theo cách tự nhận của mình đó là đường “lưỡi bò”[3] thâu tóm một diện tích gần 80% diện tích của biển Đông, bao trùm lên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển của các quốc gia khác trong toàn bộ khu vực như Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines… Từ cơ sở pháp lý này khi liên hệ đến vụ việc tàu hải giám của Trung Quốc có hành động ngang ngược cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 của Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là một hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước 1982 mà trong đó Trung Quốc cũng là một quốc gia thành viên, phải có nghĩa vụ tôn trọng các quy định của Công ước mà mình đã cam kết. Theo các số liệu công bố, vào thời điểm xảy ra vụ việc, tàu Bình Minh 02 đang hoạt động ở tọa độ 12o48’25” Bắc và 111o26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 116 hải lý, đây là vùng biển nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế [4] thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, trong khi đó ở tọa độ n ày, nơi mà tàu Bình Minh 02 của Việt Nam hoạt động cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến 340 hải lý. Điều 57 của Công ước 1982 quy định thì “Vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý, kể từ đường cơ sở dùng để tính chiếu rộng lãnh hải”. Chiểu theo quy định của Điều này thì phía Trung Quốc đã tự kẻ chiều rộng lãnh hải của mình nhiều hơn so với Công ước quy định 140 hải lý. So với quy định và thực tế xảy ra vụ vi phạm của tàu Hải giám Trung Quốc thì bất luận trong mọi tình huống và mọi cách giải thích, ngay cả những bộ óc gi àu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể nghĩ ra được cơ sở pháp lý nào trong pháp luật quốc tế hiện đại về biển mà dựa vào đó Trung Quốc có thể đưa ra một yêu sách đối với khu vực mà tàu Bình Minh 02 hoạt động sáng ngày 26/5/2011 (Xem hình minh họa số 1). Căn cứ vào quy định của Công ước 1982, đối chiếu với thực tế xảy ra chúng ta thấy trong trường hợp này tàu Hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng: (i) Các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế được quy định tại Điều 56 của Công ước 1982. Cụ thể, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển “có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế…” (ii) Trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông được ký kết giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc năm 2002 và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. (iii) Hành vi đi ngược lại với tuyên bố của Trung Quốc là giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình. 2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp theo Công ước 1982 Như trên đã trình bày, hoạt động của các nước ở các vùng biển khác nhau như vùng nội thủy, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế… có quy chế pháp lý khác nhau được áp dụng để điều chỉnh và với những hoạt động trên biển của quốc gia luôn nhằm mục đích gắn với lợi ích của quốc gia đó. Do vậy, các tranh chấp về biển giữa các quốc gia xảy ra như là một yếu tố “khách quan”. Để giải quyết những tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp về biển nói riêng, tại Điều 2.3 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định nghĩa vụ chung cho các quốc gia là phải giải quyết tranh chấp bằng ph ương pháp hòa bình ...

Tài liệu được xem nhiều: