GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - LOẠI TÀI KHOẢN 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 255.26 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Loại Tài khoản 1 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động các loại tiền và vật tư của đơn vị bảo hiểm xã hội. Các loại tiền ở đơn vị bảo hiểm xã hội bao gồm: Tiền mặt (Kể cả tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ) hiện có ở đơn vị; Tiền đang chuyển; Tiền gửi ở Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước và Vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Vật tư của đơn vị bảo hiểm xã hội bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - LOẠI TÀI KHOẢN 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN 1 TIỀN VÀ VẬT TƯ Loại Tài khoản 1 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động các loại tiền và vật tư của đơn vị bảo hiểm xã hội. Các loại tiền ở đơn vị bảo hiểm xã hội bao gồm: Tiền mặt (Kể cả tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ) hiện có ở đơn vị; Tiền đang chuyển; Tiền gửi ở Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước và Vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Vật tư của đơn vị bảo hiểm xã hội bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế sử dụng cho hoạt động của đơn vị và các loại sản phẩm, hàng hóa ở đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Loại Tài khoản 1 có 7 tài khoản, chia thành 3 nhóm: - Nhóm Tài khoản 11 có 3 tài khoản: + Tài khoản 111- Tiền mặt + Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc + Tài khoản 113- Tiền đang chuyển - Nhóm Tài khoản 12 có 1 tài khoản: + Tài khoản 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn - Nhóm Tài khoản 15 có 3 tài khoản: + Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu + Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ + Tài khoản 155- Sản phẩm, hàng hóa. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN 1-TIỀN VÀ VẬT TƯ CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU 1- Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Ở những đơn vị có nhập quỹ tiền mặt hoặc có gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định cho từng trường hợp tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Khi xuất quỹ bằng ngoại tệ hoặc rút ngoại tệ gửi Ngân hàng thì quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái đã phản ánh trên sổ kế toán theo một trong bốn phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh. Các loại ngoại tệ phải được quản lý chi tiết theo từng nguyên tệ. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ngoài việc theo dõi về mặt giá trị còn phải được quản lý chi tiết về mặt số lượng, chất lượng, quy cách theo đơn vị đo lường thống nhất của Nhà nước Việt Nam. 2- Đối với các khoản đầu tư ngắn hạn phải phản ánh chi tiết theo từng loại đầu tư ngắn hạn theo giá thực tế mua (Giá gốc). 3- Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, ngoài việc phản ánh về mặt giá trị phải quản lý chi tiết theo từng loại, từng thứ, từng mặt hàng, nhằm đảm bảo khớp đúng giữa giá trị và hiện vật. Đối với các loại công cụ, 9 dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài khi xuất ra sử dụng ngoài việc phản ánh vào các tài khoản chi phí có liên quan, đồng thời phải phản ánh vào bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng” để theo dõi quản lý về mặt hiện vật cho đến khi công cụ, dụng cụ báo hỏng. Tất cả nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa khi nhận đều phải được kiểm nhận cả về mặt số lượng và chất lượng. Cuối kỳ kế toán, phải xác định số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho thực tế. Thực hiện đối chiếu giữa sổ kế toán với sổ kho, giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho. 10 TÀI KHOẢN 111 TIỀN MẶT Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị, bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU 1- Chỉ phản ánh vào TK 111- Tiền mặt, giá trị tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý (Đối với các loại vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đóng vai trò là phương tiện thanh toán) thực tế nhập, xuất quỹ. 2- Kế toán quỹ tiền mặt phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có, tình hình biến động các loại tiền phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán và sổ quỹ. Mọi chênh lệch phát sinh phải xác định nguyên nhân, báo cáo lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 3- Kế toán tiền mặt phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tệ hiện hành và các quy định về thủ tục thu, chi, nhập quỹ, xuất quỹ, kiểm soát trước quỹ và kiểm kê quỹ của Nhà nước. 4- Trường hợp nhập quỹ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thì phải theo dõi số hiện có và tình hình biến động giá trị của nó. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 111 - TIỀN MẶT Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng, do: - Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý; - Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê; - Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ (Trường hợp tỷ giá tăng). Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm, do: - Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý; - Số thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê; - Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (Trường hợp tỷ giá giảm). Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ. Tài khoản 111 - Tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam. - Tài khoản 1112- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ (Theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam). - Tài khoản 1113- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ. PHƯƠNG PHÁ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - LOẠI TÀI KHOẢN 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN 1 TIỀN VÀ VẬT TƯ Loại Tài khoản 1 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động các loại tiền và vật tư của đơn vị bảo hiểm xã hội. Các loại tiền ở đơn vị bảo hiểm xã hội bao gồm: Tiền mặt (Kể cả tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ) hiện có ở đơn vị; Tiền đang chuyển; Tiền gửi ở Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước và Vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Vật tư của đơn vị bảo hiểm xã hội bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế sử dụng cho hoạt động của đơn vị và các loại sản phẩm, hàng hóa ở đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Loại Tài khoản 1 có 7 tài khoản, chia thành 3 nhóm: - Nhóm Tài khoản 11 có 3 tài khoản: + Tài khoản 111- Tiền mặt + Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc + Tài khoản 113- Tiền đang chuyển - Nhóm Tài khoản 12 có 1 tài khoản: + Tài khoản 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn - Nhóm Tài khoản 15 có 3 tài khoản: + Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu + Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ + Tài khoản 155- Sản phẩm, hàng hóa. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN 1-TIỀN VÀ VẬT TƯ CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU 1- Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Ở những đơn vị có nhập quỹ tiền mặt hoặc có gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định cho từng trường hợp tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Khi xuất quỹ bằng ngoại tệ hoặc rút ngoại tệ gửi Ngân hàng thì quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái đã phản ánh trên sổ kế toán theo một trong bốn phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh. Các loại ngoại tệ phải được quản lý chi tiết theo từng nguyên tệ. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ngoài việc theo dõi về mặt giá trị còn phải được quản lý chi tiết về mặt số lượng, chất lượng, quy cách theo đơn vị đo lường thống nhất của Nhà nước Việt Nam. 2- Đối với các khoản đầu tư ngắn hạn phải phản ánh chi tiết theo từng loại đầu tư ngắn hạn theo giá thực tế mua (Giá gốc). 3- Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, ngoài việc phản ánh về mặt giá trị phải quản lý chi tiết theo từng loại, từng thứ, từng mặt hàng, nhằm đảm bảo khớp đúng giữa giá trị và hiện vật. Đối với các loại công cụ, 9 dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài khi xuất ra sử dụng ngoài việc phản ánh vào các tài khoản chi phí có liên quan, đồng thời phải phản ánh vào bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng” để theo dõi quản lý về mặt hiện vật cho đến khi công cụ, dụng cụ báo hỏng. Tất cả nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa khi nhận đều phải được kiểm nhận cả về mặt số lượng và chất lượng. Cuối kỳ kế toán, phải xác định số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho thực tế. Thực hiện đối chiếu giữa sổ kế toán với sổ kho, giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho. 10 TÀI KHOẢN 111 TIỀN MẶT Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị, bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU 1- Chỉ phản ánh vào TK 111- Tiền mặt, giá trị tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý (Đối với các loại vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đóng vai trò là phương tiện thanh toán) thực tế nhập, xuất quỹ. 2- Kế toán quỹ tiền mặt phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có, tình hình biến động các loại tiền phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán và sổ quỹ. Mọi chênh lệch phát sinh phải xác định nguyên nhân, báo cáo lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 3- Kế toán tiền mặt phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tệ hiện hành và các quy định về thủ tục thu, chi, nhập quỹ, xuất quỹ, kiểm soát trước quỹ và kiểm kê quỹ của Nhà nước. 4- Trường hợp nhập quỹ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thì phải theo dõi số hiện có và tình hình biến động giá trị của nó. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 111 - TIỀN MẶT Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng, do: - Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý; - Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê; - Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ (Trường hợp tỷ giá tăng). Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm, do: - Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý; - Số thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê; - Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (Trường hợp tỷ giá giảm). Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ. Tài khoản 111 - Tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam. - Tài khoản 1112- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ (Theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam). - Tài khoản 1113- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ. PHƯƠNG PHÁ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
toán kinh tế kiến thức thống kê giáo trình đại học bài giảng chứng khoán đề cương ôn tập câu hỏi trắc nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 473 0 0 -
Giáo trình Toán kinh tế: Phần 1 - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (năm 2022)
59 trang 319 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 302 0 0 -
Đề cương học phần Toán kinh tế
32 trang 227 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 210 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 209 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 199 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 198 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 175 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 174 0 0