Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu cấp thiết là pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, áp dụng thống nhất trong cuộc sống. Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu cấp thiết là pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, áp dụng thống nhất trong cuộc sống. Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, cần thiết phải xúc tiến công tác giải...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải thích pháp luật là bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
Giải thích pháp luật là bảo đảm tính tối
cao của Hiến pháp
Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu
cầu cấp thiết là pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, áp dụng thống nhất
trong cuộc sống.
Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu
cầu cấp thiết là pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, áp dụng thống nhất
trong cuộc sống. Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng
hoạt động xây dựng pháp luật, cần thiết phải xúc tiến công tác giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh. Trên thực tế, ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) là cơ
quan được giao thẩm quyền này nhưng chỉ mới tiến hành giải thích một số quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật[1]. Điều này, như Báo cáo tổng kết
công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI có nhận xét là đã ảnh hưởng đến việc thực
hiện nhiệm vụ bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống
pháp luật đối với một số dự án luật, pháp lệnh[2]... Nhằm góp th êm tiếng nói vào
các cuộc thảo luận sôi nổi đang diễn ra về vấn đề giải thích pháp luật, bài viết này
xin được trình bày một số vấn đề về quan niệm, cơ quan có thẩm quyền giải thích
và quy trình, thủ tục giải thích pháp luật ở nước ta.*
1. Quan niệm về giải thích
Đã có nhiều cuộc trao đổi rộng rãi và có chiều sâu về vấn đề giải thích Hiến pháp
và pháp luật ở Việt Nam (giải thích pháp luật)[3]. Ít nhất là đã có hai quan niệm về
vấn đề này. Ý kiến của John Gillespie lập luận rằng, ý nghĩa và vai trò của giải
thích pháp luật là nhằm giải thích ngữ nghĩa của các quy phạm pháp luật trong
những hoàn cảnh cụ thể bởi cách hiểu chủ quan của từng cá nhân; qua đó, từ
những quy định chung, gọn mà thông qua việc giải thích, pháp luật đi vào cuộc
sống, được áp dụng trong những tình huống cụ thể[4].
Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với nhu cầu ngày
càng tăng đòi hỏi phải có các điều luật rõ ràng, thống nhất và minh bạch... và chỉ
có thể đạt được một hệ thống pháp luật như vậy thông qua một hệ thống giải thích
pháp luật hiệu quả”. Trong khi đó, Nguyễn Như Phát lại nhấn mạnh, giải thích
pháp luật là công cụ đảm bảo tính minh bạch của pháp luật; tính minh bạch của hệ
thống pháp luật bị đe dọa do thiếu một cơ chế giải thích pháp luật hữu hiệu.
Chúng tôi cho rằng những quan niệm trên đều có tính hợp lý của nó xét từ yêu cầu
chung của công tác thi hành pháp luật. Tuy vậy, xét trong tổng thể hệ thống pháp
luật của Việt Nam bao gồm Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật,
thì mục đích chung chi phối toàn bộ hoạt động giải thích pháp luật là nhằm bảo
đảm tính thống nhất, nhất quán của hệ thống pháp luật; bảo đảm sự tuân thủ Hiến
pháp và tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống chính trị, xã hội của chúng ta.
Lý thuyết lập pháp và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cho
thấy, hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng chính trị - pháp lý cho sự tồn tại của cả
hệ thống chính trị và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Trong mọi trường hợp, không thể có giải thích pháp luật chung chung mà việc giải
thích đó phải căn cứ vào Hiến pháp. Đến lượt mình, Hiến pháp cũng phải đ ược
giải thích để làm rõ ý định của nhà lập hiến và làm rõ các quy định của hiến pháp
để thực thi và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trên thực tế. Điều này lại càng
có ý nghĩa và cấp thiết hơn trong điều kiện Hiến pháp Việt Nam không có hiệu lực
áp dụng trực tiếp; tổ chức, cá nhân không viện dẫn các quy định của Hiến pháp để
giải quyết một vụ việc cụ thể, để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp khi bị khởi
kiện hoặc khiếu nại. Từ đó, bản chất của việc giải thích pháp luật là nhằm góp
phần làm rõ tinh thần và lời văn của Hiến pháp, làm cho Hiến pháp được áp dụng
và tuân thủ nhất quán trong cuộc sống. Đây cũng chính là bản chất của chế độ
pháp quyền mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng là sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật.
Cũng từ cách tiếp cận này mà cần phân biệt các cấp độ của việc giải thích Hiến
pháp, luật và giải thích văn bản dưới luật. Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp là
đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật. Giải
thích Hiến pháp là giải thích quy phạm mang tính quyền lực nhà nước và có tính
bắt buộc cao nhất đối với mọi chủ thể trong xã hội. Điều khoản giải thích Hiến
pháp có ý nghĩa quan trọng, là chuẩn mực cho việc hiểu và áp dụng đúng quy định
của Hiến pháp trên thực tế.
Tương tự như vậy, giải thích đạo luật do Quốc hội ban hành là nhằm bảo đảm tính
nhất quán, cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng luật hoặc có sự xung đột
giữa các quy phạm pháp luật trong cùng đạo luật với nhau hoặc giữa quy định của
đạo luật đó với Hiến pháp. Khi được giải thích chính thức, điều khoản giải thích
Hiến pháp, luật, pháp lệnh chính là một phần cấu thành của văn bản được giải
thích, tạo thành tổng thể các quy phạm pháp luật đòi hỏi sự nhất quán nội tại trong
toàn bộ hệ thống văn bản và cả hệ thống pháp luật.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải thích
Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBTVQH là cơ quan do Quốc hội bầu, có
thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Lý giải về vấn đề n ày, có ý kiến
cho rằng quy định này xuất phát từ tính chất hoạt động của Quốc hội là hoạt động
không thường xuyên, vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn thi hành và áp dụng
pháp luật. Ý kiến khác phân tích việc trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho
UBTVQH từ quan niệm áp dụng nguyên tắc thống nhất quyền lực khi cho rằng,
trong Hiến pháp 1992 đã không chấp nhận học thuyết phân chia quyền lực vì điều
này mâu thuẫn với quan điểm của Lê -nin về tập trung dân chủ. UBTVQH là cơ
quan lập pháp, tương tự như Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô, nắm rõ hơn về
ý nghĩa chính xác của các quy định pháp luật so với tòa án, nên là cơ quan có thẩm
quyền giải thích pháp luật.
Chúng tôi cho rằng n ...