Danh mục

Giảm thiểu việc trẻ em kết hôn sớm ở người Mông, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.23 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên việc khảo cứu các tài liệu học thuật liên quan, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực địa và kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại cơ sở, trên cơ sở vận dụng các lí thuyết, cách tiếp cận của công tác xã hội (CTXH), tác giả đề xuất khung chương trình can thiệp vấn đề trẻ em kết hôn sớm ở người Mông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảm thiểu việc trẻ em kết hôn sớm ở người Mông, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0044Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 161-168This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIẢM THIỂU VIỆC TRẺ EM KẾT HÔN SỚM Ở NGƯỜI MÔNG, TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI Lương Quang Hưng Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dựa trên việc khảo cứu các tài liệu học thuật liên quan, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực địa và kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại cơ sở, trên cơ sở vận dụng các lí thuyết, cách tiếp cận của công tác xã hội (CTXH), tác giả đề xuất khung chương trình can thiệp vấn đề trẻ em kết hôn sớm ở người Mông. Khung chương trình này thể hiện rõ một số luận điểm quan trọng của ngành CTXH trong việc giải quyết các vấn đề: Coi trọng kiến thức bản địa và sự tham gia của người dân, của nhóm đối tượng đích; can thiệp đa chiều, đa cấp độ; tăng cường hợp tác, phối hợp nhóm liên ngành; và vận động, phát huy vai trò lãnh đạo. Từ khóa: Công tác xã hội, kết hôn sớm, trẻ em, người Mông, cách tiếp cận.1. Mở đầu Để trẻ em kết hôn là việc làm gây ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề tới sức khoẻ và hạnh phúccủa trẻ em, đặc biệt là các em gái [2]. Vấn đề này xảy ra khá trầm trọng ở tỉnh Hà Giang, nơi cónhiều người Mông sinh sống. Đây không chỉ là vấn đề quan tâm của chính quyền địa phương, cáctổ chức hoạt động vì trẻ em mà của cả chính trẻ em và người dân trong cộng đồng. Chủ yếu sinh sống ở vùng núi phía bắc của Việt Nam, với dân số khoảng 1 triệu, ngườiMông là dân tộc lớn thứ 8 ở Việt Nam. Sống tại một trong những khu vực nghèo khó nhất của ViệtNam, cộng đồng người Mông ở Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế và bảovệ trẻ em [13]. Là một xã hội thị tộc phân bố theo dòng họ, người Mông coi trọng các giá trị chungcủa gia đình và ý thức cộng đồng hơn là nhu cầu của mỗi cá nhân [16]. Người Mông theo chế độphụ hệ, nam giới thường có nhiều quyền lực và vị thế nhiều hơn phụ nữ [5]. Ngoài ra, nhiều ngườiMông thường tin vào thế lực siêu nhiên, thứ có thể gây ra những bất hạnh, rủi ro, ốm đau cho cáccá nhân và gia đình [16]. Những yếu tố này đều góp phần tạo nên tình trạng nhiều trẻ em kết hônsớm. Bài viết này sử dụng kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả và đồng nghiệp, trên cơ sởphân tích các tài liệu học thuật liên quan và vận dụng kiến thức CTXH, phát triển cộng đồng đểđưa ra gợi ý cho chương trình can thiệp giải quyết vấn đề trẻ em Mông kết hôn sớm.Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/5/2016.Tác giả liên lạc: Lương Quang Hưng, địa chỉ e-mail: luongquanghung@yahoo.com 161 Lương Quang Hưng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứu Năm 2011 - 2012, tác giả và nhóm cán bộ của tổ chức Plan tại Việt Nam (một tổ chức phichính phủ quốc tế chuyên hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và bảo vệ trẻ em) sử dụngkết hợp các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng, bao gồm cả định lượng vàđịnh tính để đánh giá thực trạng trẻ em kết hôn ở người Mông tại Hà Giang. Các chuyên gia nghiên cứu xã hội đã xây dựng một bảng hỏi khảo sát định lượng và đưa rahội thảo tham vấn với 40 cán bộ thôn, xã, huyện ở địa phương. Sau đó bảng khảo sát được chínhđại diện cộng đồng (trưởng thôn, bản) thực hiện rà soát đối với các em trong độ tuổi từ 13 tới 18trong 4 xã của huyện Yên Minh và 4 xã của huyện Mèo Vạc. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành sáu cuộc thảo luận nhóm tập trung với đại diện các nhóm làtrẻ em gái, trẻ em trai, cán bộ thôn bản và cán bộ xã về thực trạng, nguyên nhân và quan điểm củacác em cũng như người dân địa phương về vấn đề này. Nhóm cũng tiến hành một bảng hỏi với 78nam giới và 64 phụ nữ có con/em trong độ tuổi vừa kết hôn hoặc có nguy cơ kết hôn sớm về nhậnthức, quan điểm, thái độ và cách ra quyết định của họ đối với việc cho con/em kết hôn sớm. Thực hiện 20 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với đại diện các chi hội, đoàn thể, cán bộ địaphương, giúp cho việc tìm hiểu rõ và kiểm tra chéo các thông tin. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu áp dụng phương thức tiếp cận điền dã của dân tộc học, dànhthời gian dài liên tục (2 năm với nhiều đợt thực địa, mỗi đợt 1- 3 tuần) ở địa phương, gặp gỡ, traođổi, quan sát và nói chuyện trực tiếp với nhiều người dân và trẻ em về truyền thống, phong tục, vănhoá và suy nghĩ của họ về cuộc sống, về việc lấy vợ lấy chồng sớm.2.2. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ và mức độ trầm trọng của việc trẻ em kết hôn ở ngườiMông tại Hà Giang là khá cao. Phần lớn các bậc cha mẹ (54,61% ...

Tài liệu được xem nhiều: