Danh mục

Giảng dạy văn học dân gian trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 597.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muốn đổi mới căn bản, toàn diện dạy và học văn học dân gian cần phải dựa vào hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: Đặc trưng của văn học dân gian và các thể loại, kiểu loại của nó; Yêu cầu của việc đổi mới chương trình dạy và học văn học dân gian (bao gồm mục tiêu, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá). Bài viết sẽ dựa vào vấn đề thứ nhất để đề cập đến một số khía cạnh, yêu cầu của vấn đề thứ hai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảng dạy văn học dân gian trước yêu cầu đổi mới giáo dục Khoa Ngữ văn, Trường Đại GIẢNG DẠY VĂN học Sư phạm TP. Hồ Chí HỌC DÂN GIAN Minh TRƢỚC YÊU Điện thoại: 0939648436 CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Email: buitranquynhngoc@gmail.com TS. BÙI TRẦN QUỲNH NGỌC TÓM TẮT Muốn đổi mới căn bản, toàn diện dạy và học văn học dân gian cần phải dựa vào hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: 1. Đặc trưng của văn học dân gian và các thể loại, kiểu loại của nó; 2. Yêu cầu của việc đổi mới chương trình dạy và học văn học dân gian (bao gồm mục tiêu, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá). Bài báo sẽ dựa vào vấn đề thứ nhất để đề cập đến một số khía cạnh, yêu cầu của vấn đề thứ hai. Từ khóa: văn học dân gian, giảng dạy, đổi mới ABSTRACT Teaching Folk Literature in Education Renovation Fundamentaly and comprehensively renovating folk literature teaching and learning bases on two relative principles: 1. Characteristics of folk literature; 2. Requirements in curriculum renovation (including scope, teaching and appraisal methodology). Basing on principle 1, this article aims to deal with some factors of principle 2. Key words: folk literature, teaching, renovation Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang bước vào giai đoạn “đổi mới căn bản và toàn diện”. Một trong những yêu cầu, nội dung đổi mới đó là: chuyển quá trình dạy – 394 học từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học; chương trình, sách giáo khoa sẽ được thiết kế theo hướng cơ bản, tinh gọn, hiện đại; giáo viên (GV) từ vị trí của người truyền thụ kiến thức chuyển thành người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, tập trung dạy cách học, cách tự học, cách tự tìm và vận dụng tri thức cho người học. Mỗi bộ môn trong nhà trường phổ thông và trường sư phạm đều phải hướng tới và đáp ứng yêu cầu đổi mới đó theo đặc thù, chương trình, nhiệm vụ bộ môn. Bài viết này bước đầu nêu vấn đề: giảng dạy văn học dân gian (VHDG) theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Muốn đổi mới căn bản, toàn diện dạy và học VHDG theo yêu cầu đó, cần phải dựa vào hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: một là, đặc trưng của VHDG và các thể loại, kiểu loại của nó; hai là, yêu cầu của việc đổi mới chương trình dạy và học VHDG (bao gồm mục tiêu, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá). Bài báo sẽ dựa vào vấn đề thứ nhất để đề cập đến cả một số khía cạnh, yêu cầu của vấn đề thứ hai. 1. VHDG tuy là một bộ phận của văn học nhưng có những đặc trưng riêng. Thực trạng giảng dạy văn học trong nhà trường hiện nay cho thấy, nhiều GV đã đồng nhất tác phẩm VHDG với tác phẩm văn học viết, dẫn đến lối dạy học xem văn bản VHDG như văn bản văn học thành văn. Điều đó gián tiếp làm mất đi nét đặc sắc trong thế giới ngôn từ truyền miệng hoặc tách văn bản khỏi tổng thể văn hóa dân gian, biến nó thành văn bản văn chương độc lập mà chưa chú ý đến đặc trưng của VHDG, đặc trưng thể loại cũng như các yếu tố phi văn bản của nó. Một số GV phân tích tác phẩm VHDG chỉ dựa trên yếu tố duy nhất là ngôn từ văn bản và thường dựa vào thi pháp của văn học viết để tìm hiểu tác phẩm. Như thế, GV đã hiện đại hóa VHDG, tước bỏ đi những vẻ đẹp độc đáo, làm mất đi sắc thái dân gian. Để tránh sai lầm đó, khi giảng dạy tác phẩm VHDG, GV cần hiểu rõ những đặc trưng riêng của VHDG, sự khác nhau cơ bản giữa VHDG cũng như các thể loại của nó với văn học viết, từ đó xác định được phương pháp giảng dạy hiệu quả. VHDG có nhiều đặc trưng: tính tập thể, tính truyền miệng, tính nguyên hợp… Trong một thời lượng nhất định, GV không thể hướng dẫn học sinh (HS) tìm hiểu hết tất cả những đặc trưng đó trên lớp. Nhưng quan trọng hơn, như đã nêu, người thầy không phải là người truyền thụ tri thức, mà phải là người tổ chức các hoạt động học tập, để phát huy phẩm chất, năng lực HS, để mỗi em có thể phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân của mình. Do đó, nên chăng, GV chỉ cần chọn một số đặc trưng cơ bản nhất, từ 395 đây hướng dẫn HS cách tìm hiểu vấn đề. Ví dụ, tổ chức hoạt động học tập về tính truyền miệng của VHDG, tùy theo trình độ, năng lực của HS, điều kiện dạy và học, GV có thể hướng dẫn các em thảo luận, trả lời các vấn đề sau đây: - Vì sao VHDG có đặc trưng này? - Biểu hiện của đặc trưng này trong các thể loại? Tác động của đặc trưng này đến tác phẩm cũng như đến người lĩnh hội và tới những đặc trưng khác của VHDG? - Sự biến đổi của đặc t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: