Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 93.62 KB
Lượt xem: 95
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở để xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng, trên cơ sở đó đưa ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2 module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh, (2) Tổ chức thực hiện đánh giá, xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 40-47 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0026 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Phạm Quang Huân Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở để xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2 module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực. Dựa vào chương trình bồi dưỡng này, chúng ta có thể xây dựng tài liệu bồi dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương hoặc xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cơ giáo giáo dục; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Đánh giá năng lực, năng lực, nâng cao năng lực đánh giá, xây dựng chương trình bồi dưỡng, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Năng lực đánh giá học sinh nói chung và năng lực đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực nói riêng được nhiều quốc gia xem là một trong những năng lực thành phần của khung năng lực nghề nghiệp giáo viên. Cho đến nay, vấn đề phát triển nghề nghiệp giáo viên cũng như phát triển, nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên cũng đã được các nước quan tâm nghiên cứu [4, 8, 10] nhưng việc xây dựng chương trình bồi dưỡng theo hình thức tập trung ít được triển khai thực hiện mà chủ yếu tập trung hướng đến việc tạo điều kiện để cho giáo viên tự phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình trong môi trường hoạt động nghề nghiệp thực tế tại cơ sở trường học. Hiện nay, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên ở Việt Nam vẫn đang được tổ chức theo hai hình thức chủ yếu: bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng tại chỗ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên theo cả hai hình thức này trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh [3, 5, 7]. Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở để xác Ngày nhận bài: 8/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 16/3/2018. Liên hệ: Phạm Quang Huân, e-mail: huankhgd@gmail.com 40 Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao... định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2 module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập Năng lực đánh giá học sinh của giáo viên là hết sức quan trọng, việc giáo viên thực hiện nhiệm vụ đánh giá học sinh một cách hiệu quả hay không đều ảnh hưởng rất lớn đến chính năng lực chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nhà trường nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng giáo viên luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong quá trình đánh giá của họ và do đó đưa ra những quyết định sai lầm. Thậm chí đáng lo ngại hơn là hầu hết giáo viên thiếu kiến thức và kĩ năng đánh giá hiệu quả (Cizek, Fitzgerald, & Rachor, 1996; McMillan, 2001, trích dẫn ở Chen, 2005) [8]. Vì vậy, nhu cầu hình thành và phát triển năng lực đánh giá học sinh để đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường gần đây đã được nhiều nhà giáo dục học nhấn mạnh và đề cập trong các công trình của mình (Assessment Reform Group, 1999) [6]. Ở Mỹ, nền giáo dục đại học có tầm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác nhưng giáo dục phổ thông còn rất nhiều vấn đề và việc đánh giá học sinh được thực hiện theo đường hướng chuẩn năng lực và cũng gặp nhiều bất cập. Tuy vậy, khi đánh giá năng lực, giáo viên phải có các năng lực đánh giá thành phần liên quan đến các bước trong quy trình đánh giá [9]: (1) Năng lực miêu tả những kì vọng của họ về thành quả học tập và năng lực học tập của học sinh; (2) Hiểu biết về các mục đích đánh giá khác nhau; (3) Xác định hoặc thiết kế phương pháp đánh giá phù hợp; (4) Hiểu về các đặc điểm thống kê của kết quả đánh giá và giải thích kết quả đó; (5) Lưu và phản hồi thông tin về đánh giá cho các đối tượng có liên quan; (6) Biết và ứng dụng các chuẩn về đánh giá trên lớp; (7) Hiểu và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hậu quả của đánh giá của GV cho học sinh và gia đình học sinh. Song hành với nhiệm vụ cho giáo viên thực h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 40-47 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0026 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Phạm Quang Huân Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở để xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2 module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực. Dựa vào chương trình bồi dưỡng này, chúng ta có thể xây dựng tài liệu bồi dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương hoặc xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cơ giáo giáo dục; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Đánh giá năng lực, năng lực, nâng cao năng lực đánh giá, xây dựng chương trình bồi dưỡng, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Năng lực đánh giá học sinh nói chung và năng lực đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực nói riêng được nhiều quốc gia xem là một trong những năng lực thành phần của khung năng lực nghề nghiệp giáo viên. Cho đến nay, vấn đề phát triển nghề nghiệp giáo viên cũng như phát triển, nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên cũng đã được các nước quan tâm nghiên cứu [4, 8, 10] nhưng việc xây dựng chương trình bồi dưỡng theo hình thức tập trung ít được triển khai thực hiện mà chủ yếu tập trung hướng đến việc tạo điều kiện để cho giáo viên tự phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình trong môi trường hoạt động nghề nghiệp thực tế tại cơ sở trường học. Hiện nay, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên ở Việt Nam vẫn đang được tổ chức theo hai hình thức chủ yếu: bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng tại chỗ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên theo cả hai hình thức này trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh [3, 5, 7]. Bài viết dựa trên một số nét về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở để xác Ngày nhận bài: 8/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 16/3/2018. Liên hệ: Phạm Quang Huân, e-mail: huankhgd@gmail.com 40 Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao... định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; trên cơ sở đó đưa ra chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên trung học cơ sở với 2 module chính: (1) Xây dựng kế hoạch đánh giá và thiết kế công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh; (2) Tổ chức thực hiện đánh giá; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá năng lực. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập Năng lực đánh giá học sinh của giáo viên là hết sức quan trọng, việc giáo viên thực hiện nhiệm vụ đánh giá học sinh một cách hiệu quả hay không đều ảnh hưởng rất lớn đến chính năng lực chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nhà trường nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng giáo viên luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong quá trình đánh giá của họ và do đó đưa ra những quyết định sai lầm. Thậm chí đáng lo ngại hơn là hầu hết giáo viên thiếu kiến thức và kĩ năng đánh giá hiệu quả (Cizek, Fitzgerald, & Rachor, 1996; McMillan, 2001, trích dẫn ở Chen, 2005) [8]. Vì vậy, nhu cầu hình thành và phát triển năng lực đánh giá học sinh để đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường gần đây đã được nhiều nhà giáo dục học nhấn mạnh và đề cập trong các công trình của mình (Assessment Reform Group, 1999) [6]. Ở Mỹ, nền giáo dục đại học có tầm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác nhưng giáo dục phổ thông còn rất nhiều vấn đề và việc đánh giá học sinh được thực hiện theo đường hướng chuẩn năng lực và cũng gặp nhiều bất cập. Tuy vậy, khi đánh giá năng lực, giáo viên phải có các năng lực đánh giá thành phần liên quan đến các bước trong quy trình đánh giá [9]: (1) Năng lực miêu tả những kì vọng của họ về thành quả học tập và năng lực học tập của học sinh; (2) Hiểu biết về các mục đích đánh giá khác nhau; (3) Xác định hoặc thiết kế phương pháp đánh giá phù hợp; (4) Hiểu về các đặc điểm thống kê của kết quả đánh giá và giải thích kết quả đó; (5) Lưu và phản hồi thông tin về đánh giá cho các đối tượng có liên quan; (6) Biết và ứng dụng các chuẩn về đánh giá trên lớp; (7) Hiểu và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hậu quả của đánh giá của GV cho học sinh và gia đình học sinh. Song hành với nhiệm vụ cho giáo viên thực h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá năng lực của giáo viên Nâng cao năng lực đánh giá Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Đổi mới giáo dục Công cụ đánh giá năng lực học của học sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 233 0 0
-
9 trang 159 0 0
-
5 trang 97 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
189 trang 89 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 77 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 64 0 0 -
16 trang 62 0 0
-
6 trang 57 0 0