Nhiệm vụ của trường Đại học sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 81.17 KB
Lượt xem: 69
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được Chính phủ giao trọng trách thực hiện Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Bài báo tìm hiểu những nhóm công việc cơ bản của đề án, trong tương quan tiềm lực của nhà trường và đề xuất 11 giải pháp chính nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiệm vụ của trường Đại học sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 15-18 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0125 NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015” Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được Chính phủ giao trọng trách thực hiện Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Bài báo tìm hiểu những nhóm công việc cơ bản của đề án, trong tương quan tiềm lực của nhà trường và đề xuất 11 giải pháp chính nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ. Từ khóa: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, xây dựng chương trình. 1. Mở đầu Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ phát triển thành trường ĐHSP trọng điểm. Chức năng của ĐHSP trọng điểm là nòng cốt trong hệ thống sư phạm để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Nòng cốt được hiểu là vai trò chủ trì, chủ động thực hiện những công việc quan trọng của đất nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”, vai trò nòng cốt của ĐHSP Hà Nội là chủ động đề xuất các hoạt động với vai trò chủ trì tổ chức triển khai các công việc của đề án. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Những nhóm công việc cơ bản của đề án Có thể kể tên những nhóm công việc cơ bản của đề án là: - Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai nghiên cứu thí điểm chương trình, sách giáo khoa mới, triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa chính thức; - Tập huấn bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; - Biên soạn các tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; Ngày nhận bài: 15/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên hệ: Đinh Quang Báo, e-mail: baodq@hnue.edu.vn 15 Đinh Quang Báo - Đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình, sách giáo khoa. Các công việc đó liên quan chặt chẽ với nhau, và đối với ĐHSP Hà Nội thì cần nhận thức được quan hệ hữu cơ 2 nhóm công việc: giáo dục các cấp học và đào tạo giáo viên. Tham gia, tắm mình trong các hoạt động giáo dục các cấp học không chỉ để phục vụ giáo dục phổ thông, mà còn quan trọng hơn chính là cơ sở cho việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng. Thực chất đó là hoạt động “tìm hiểu khách hàng” để sản xuất “mặt hàng” phù hợp yêu cầu sử dụng. Sự tham gia của ĐHSP cũng chính là để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Chính vì vậy, sự tham gia của ĐHSP Hà Nội vào hoạt động đổi mới giáo dục các cấp học là hoạt động tự đổi mới mình về nhận thức, phương thức đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên nhà trường. Với lập luận như trên, trường ĐHSP Hà Nội phải được làm và làm được những công việc quan trọng của đổi mới, cải cách giáo dục các cấp học. Được làm và làm được có quan hệ nhân - quả. Từ trước tới nay, trường chúng ta đã được làm nhiều việc trọng đại cho giáo dục của đất nước: nòng cốt trong phát triển hệ thống sư phạm bằng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên, cán bộ quản lí; cung cấp chương trình, giáo trình cho hầu hết các ngành, các môn học đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; là nguồn nhân lực chủ yếu xây dựng, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cho giáo dục các cấp học; triển khai nghiên cứu thí điểm để mở các ngành đào tạo giáo viên mới đáp ứng sự phát triển nguồn nhân lực giáo dục cho các cấp học;. . . Vai trò và vị thế quốc gia của ĐHSP Hà Nội đã trở thành niềm tự hào, là truyền thống như là một di sản không chỉ của nhà trường chúng ta, mà là của cả nước. Ngày nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của hệ thống sư phạm và hệ thống giáo dục phổ thông, sự phát triển của các cơ sở đào tạo giáo viên được diễn ra trong môi trường bình đẳng về cơ hội, về điều kiện, nhất là trong bối cảnh nguồn thông tin khoa học rất đa dạng, phong phú thì không còn sự “bao cấp” về vị thế độc tôn, đầu tầu cho một cơ sở nào nữa. Trong bối cảnh đó, nếu trường chúng ta không tự mình đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu để tự đổi mới, phát triển thì sẽ có thể không nổi trội hơn các đơn vị khác về khả năng tham gia các công việc đổi mới của giáo dục, đào tạo. Trước đây trường ta luôn luôn được coi là ứng viên số 1 để Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì các công việc của ngành giáo dục, vì các đơn vị khác còn yếu hơn, còn ở vị trí “núp bóng” trường ta, nay chắc chắn chúng ta không còn vị thế độc tôn đó nữa, nếu không có sự chuẩn bị tiềm lực đón đầu. Ngày trước, trường ta làm được nhiều việc đại sự quốc gia vì chúng ta được làm, được giao, ngày nay thì ngược lại, ai làm được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiệm vụ của trường Đại học sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 15-18 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0125 NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015” Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được Chính phủ giao trọng trách thực hiện Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Bài báo tìm hiểu những nhóm công việc cơ bản của đề án, trong tương quan tiềm lực của nhà trường và đề xuất 11 giải pháp chính nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ. Từ khóa: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, xây dựng chương trình. 1. Mở đầu Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ phát triển thành trường ĐHSP trọng điểm. Chức năng của ĐHSP trọng điểm là nòng cốt trong hệ thống sư phạm để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Nòng cốt được hiểu là vai trò chủ trì, chủ động thực hiện những công việc quan trọng của đất nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”, vai trò nòng cốt của ĐHSP Hà Nội là chủ động đề xuất các hoạt động với vai trò chủ trì tổ chức triển khai các công việc của đề án. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Những nhóm công việc cơ bản của đề án Có thể kể tên những nhóm công việc cơ bản của đề án là: - Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai nghiên cứu thí điểm chương trình, sách giáo khoa mới, triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa chính thức; - Tập huấn bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; - Biên soạn các tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; Ngày nhận bài: 15/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên hệ: Đinh Quang Báo, e-mail: baodq@hnue.edu.vn 15 Đinh Quang Báo - Đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình, sách giáo khoa. Các công việc đó liên quan chặt chẽ với nhau, và đối với ĐHSP Hà Nội thì cần nhận thức được quan hệ hữu cơ 2 nhóm công việc: giáo dục các cấp học và đào tạo giáo viên. Tham gia, tắm mình trong các hoạt động giáo dục các cấp học không chỉ để phục vụ giáo dục phổ thông, mà còn quan trọng hơn chính là cơ sở cho việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng. Thực chất đó là hoạt động “tìm hiểu khách hàng” để sản xuất “mặt hàng” phù hợp yêu cầu sử dụng. Sự tham gia của ĐHSP cũng chính là để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Chính vì vậy, sự tham gia của ĐHSP Hà Nội vào hoạt động đổi mới giáo dục các cấp học là hoạt động tự đổi mới mình về nhận thức, phương thức đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên nhà trường. Với lập luận như trên, trường ĐHSP Hà Nội phải được làm và làm được những công việc quan trọng của đổi mới, cải cách giáo dục các cấp học. Được làm và làm được có quan hệ nhân - quả. Từ trước tới nay, trường chúng ta đã được làm nhiều việc trọng đại cho giáo dục của đất nước: nòng cốt trong phát triển hệ thống sư phạm bằng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên, cán bộ quản lí; cung cấp chương trình, giáo trình cho hầu hết các ngành, các môn học đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; là nguồn nhân lực chủ yếu xây dựng, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cho giáo dục các cấp học; triển khai nghiên cứu thí điểm để mở các ngành đào tạo giáo viên mới đáp ứng sự phát triển nguồn nhân lực giáo dục cho các cấp học;. . . Vai trò và vị thế quốc gia của ĐHSP Hà Nội đã trở thành niềm tự hào, là truyền thống như là một di sản không chỉ của nhà trường chúng ta, mà là của cả nước. Ngày nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của hệ thống sư phạm và hệ thống giáo dục phổ thông, sự phát triển của các cơ sở đào tạo giáo viên được diễn ra trong môi trường bình đẳng về cơ hội, về điều kiện, nhất là trong bối cảnh nguồn thông tin khoa học rất đa dạng, phong phú thì không còn sự “bao cấp” về vị thế độc tôn, đầu tầu cho một cơ sở nào nữa. Trong bối cảnh đó, nếu trường chúng ta không tự mình đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu để tự đổi mới, phát triển thì sẽ có thể không nổi trội hơn các đơn vị khác về khả năng tham gia các công việc đổi mới của giáo dục, đào tạo. Trước đây trường ta luôn luôn được coi là ứng viên số 1 để Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì các công việc của ngành giáo dục, vì các đơn vị khác còn yếu hơn, còn ở vị trí “núp bóng” trường ta, nay chắc chắn chúng ta không còn vị thế độc tôn đó nữa, nếu không có sự chuẩn bị tiềm lực đón đầu. Ngày trước, trường ta làm được nhiều việc đại sự quốc gia vì chúng ta được làm, được giao, ngày nay thì ngược lại, ai làm được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đổi mới chương trình Sách giáo khoa giáo dụcphổ thông Xây dựng chương trình Đổi mới giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 233 0 0
-
9 trang 159 0 0
-
5 trang 97 0 0
-
8 trang 95 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
189 trang 89 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 77 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 64 0 0 -
16 trang 62 0 0
-
6 trang 57 0 0