Danh mục

Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2

Số trang: 156      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.81 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ yếu ngày hội khoa học Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2021 và đề xuất kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng; Dịch chiết nang trứng chín thúc đẩy quá trình chín sinh lý và phát triển phôi heo trinh sản; Đặc điểm sinh học của nấm lớn và quá trình nuôi cấy chìm các loài nấm;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI-năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học (Dành cho Giảng viên - Tập 2): Phần 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN MỸ TÚ TỈNH SÓC TRĂNG Đặng Trung Thành Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung cần thiết để cung cấp cơ sởcho việc dự tính kế hoạch sử dụng đất của năm kế tiếp và tương lai. Trong nghiêncứu này, bằng phương pháp vận dụng các quy định ngành kết hợp với khảo sát thựcđịa; thu thập xử lý thông tin, số liệu; tổng hợp đánh giá và trình bày kết quả. Cácchỉ tiêu sử dụng đất chính trong kế hoạch năm 2022 được đề xuất bao gồm: (i) Đấtnông nghiệp: 33.166,63 ha (giảm 293,58 ha so với hiện trạng năm 2021), chiếm90,02% diện tích tự nhiên; (ii) Đất phi nông nghiệp là 3.678,43 ha (tăng 293,58haso với năm 2021), chiếm 9,98% diện tích tự nhiên và (iii) Đất chưa sử dụng là: 0,0ha, do đã được khai thác triệt để đưa vào sử dụng. Đánh giá hiện trạng và đề xuấtkế hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Tú giúp địa phương xác định nhu cầu sử dụngđất trong năm kế hoạch phục vụ phát triển các ngành kinh tế và các công trình ansinh phúc lợi xã hội. Từ khóa: Đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, huyện Mỹ Tú, kế hoạch sử dụngđất. 1. Giới thiệu Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá nhưng có hạn, việc quản lý và sử dụngnguồn tài nguyên này vào việc phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nướcmột cách khoa học và đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng. Việc lập KHSDĐ làmột trong mười lăm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều22 của Luật Đất đai hiện hành năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2013). Như vậy, biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách cóquy hoạch, kế hoạch. Để có được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(KHSDĐ) phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi thì việc phân tích, đánh giáđược đầy đủ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là yêu cầu vô cùng cần thiết. Hiện nay, có một số nghiên cứu liên quan về đánh giá HTSDĐ và lập KHSDĐ,cụ thể như: Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), trong “Đánh giá kết quả thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”, nghiên cứuđã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp để đánh giá và đề xuất giảipháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, KHSDĐ huyện ThanhOai đến năm 2020. Võ Tử Can (2004), trong nghiên cứu “Phương pháp luận cơ bảnvề quy hoạch sử dụng đất đai” bằng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, tácgiả đã luận giải: Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng KT-XH thể hiệnđồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Nguyễn Đình Bồng (2006),trong nghiên cứu, “Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai 279đoạn hiện nay”, cũng bằng phương pháp thu thập, tổng hợp, đánh giá tài liệu, kếtquả đã lý giải: Quy hoạch, KHSDĐ là việc xác định một trật tự nhất định bằngnhững hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức đất đai có vị trí, hình thể,diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành tạo ra những điều kiệnnhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Ngoài ra, một số nghiêncứu khác cũng có những kết quả nghiên cứu tương đồng: Quy hoạch, KHSDĐ là hệthống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để phân bổ và khoanh vùng đấtđai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, anninh, bảo vệ môi trường (Nguyễn Quốc Ngữ, 2006; Nguyễn Đắc Nhẫn, 2014; Tổngcục Quản lý đất đai, 2010). Huyện Mỹ Tú có vị trí nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, bao gồm 08 xã và 01 thịtrấn với tổng diện tích tự nhiên là 36.845,06 ha, chiếm 11,1% tổng diện tích toàntỉnh Sóc Trăng (UBND huyện Mỹ Tú (2020). Mỹ Tú hiện có 95.535 người, mật độdân số bình quân 260 người/km2 (UBND huyện Mỹ Tú (2021). Mỹ Tú là huyện cótiềm năng về phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa chất lượng caovới các giống lúa có chất lượng gạo nổi tiếng được Thế giới biết đến như: ST24,ST25. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, đô thịhóa nhanh của cả nước và vùng ĐBSCL, sử dụng đất biến động nhanh hàng nămcần phải quản lý chặt chẽ và lập kế hoạch khai thác sử dụng hiệu quả tiềm năng đấtđai phục vụ cho phát triển kinh tế và phục vụ phúc lợi xã hội. Xuất phát từ thực tế và ý nghĩa trên, trong nghiên cứu này việc đánh giá hiệntrạng sử dụng đất năm 2021 được tiến hành thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoahọc và thực tiễn cho đề xuất xây dựng KHSDĐ năm 2022 huyện Mỹ Tú. 2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra thu thập thông tin thứ cấp: báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện,các tài liệu số liệu về quản lý sử dụng đất, các bài báo, đề tài NCKH liên quan,... Khảo sát thực địa vị trí các công trì ...

Tài liệu được xem nhiều: