Thông tin tài liệu:
Nếu bạn làm khách hàng phật ý, hãy lập tức hành động và tìm cách để lấy lại niềm tin của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thực tế, khách hàng sẽ cảm thấy thực sự thích thú khi biết rằng bạn quan tâm đến những gì họ nghĩ, quan tâm và yêu cầu.
Bài viết dưới đây sẽ giúp nhân viên trong doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc lấy lại niềm tin từ khách hàng và đem lại sự hài lòng cho những khách hàng đang cảm thấy khó chịu trong 60...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giành lại niềm tin của khách hàng trong 60 giây
Giành lại niềm tin của khách hàng trong 60 giây
Khách hàng luôn muốn được tôn trọng và thoả mãn nhu cầu,
khi đó, họ sẽ có thêm lòng tin cũng như sự trung thành đối
với doanh nghiệp. Đây chính là một trong những lý do doanh
nghiệp cần đánh giá cao vai trò của khách hàng và nỗ lực
đem lại cho khách hàng sự hài lòng trong mọi tình huống.
Nếu bạn làm khách hàng phật ý, hãy lập tức hành động và
tìm cách để lấy lại niềm tin của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thực tế, khách hàng
sẽ cảm thấy thực sự thích thú khi biết rằng bạn quan tâm
đến những gì họ nghĩ, quan tâm và yêu cầu.
Bài viết dưới đây sẽ giúp nhân viên trong doanh nghiệp có
thêm kinh nghiệm trong việc lấy lại niềm tin từ khách hàng
và đem lại sự hài lòng cho những khách hàng đang cảm thấy
khó chịu trong 60 giây.
0:60 Tỏ ra bình tĩnh
Hãy lắng nghe những lời phàn nàn của khách hàng và nhớ
rằng không nên ngắt lời khách hàng, đồng thời thừa nhận
những sai sót, những phiền toái mà doanh nghiệp đã gây ra
cho khách hàng. Những gì nhân viên cần làm là tỏ ra thông
cảm và sẵn sàng chia sẻ, đề nghị được giúp đỡ, chỉ ra cho
khách hàng những hướng giải quyết phù hợp. Bạn nên nhớ
rằng thái độ của bạn trong khi xử lý những tình huống khó
khăn, giải quyết những thắc mắc, phàn nàn của khách hàng
thể hiện sự chuyên nghiệp và văn hoá không chỉ của bạn mà
còn của cả doanh nghiệp.
0:46 Quyết tâm giành lại những khách hàng trung thành
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến khách hàng
ngừng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp là
họ không được nhân viên tôn trọng. Nhận thức được rằng chi
phí bỏ ra để gìn giữ một khách hàng cũ và biến họ trở thành
những khách hàng trung thành là thấp hơn nhiều so với tìm
kiếm khách hàng mới, nhân viên sẽ phải nỗ lực hơn trong
việc làm hài lòng, lấy lại niềm tin từ khách hàng. Không chỉ
tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng cho khách hàng, nhân
viên cần nói lời cảm ơn vì khách hàng đã kiên nhẫn chờ đợi
và hợp tác trong việc tìm ra hướng giải quyết hợp lý.
0:38 Tỏ ra chuyên nghiệp
Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng và nó có thể kéo dài
rất lâu và chi phối tình cảm mà khách hàng dành cho doanh
nghiệp. Chính vì thế,nhân viên không chỉ cần có một trang
phục lịch sự và chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn là phải có
kiến thức, có những kĩ năng giao tiếp cần thiết, bao gồm cả
lời nói, cử chỉ bởi đây chính là những yếu tố mà nhân viên
cần chú ý trong khi tiếp xúc với khách hàng.
0:20 Xác định khách hàng mà bạn mong muốn có được
Có những khách hàng hết sức khó tính và luôn tỏ ra không
hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó,
cần biết xem đâu là những khách hàng thực sự có giá trị mà
bạn cần tỏ ra tôn trọng, giữ gìn và đâu là những khách hàng
thiếu thiện chí mà bạn có thể “quên đi” để tìm kiếm khách
hàng mới.
0:11 Đảm bảo không lặp lại sai lầm
Một khi đã hoàn thành việc giải quyết những sự cố không
như ý mà doanh nghiệp gây ra cho khách hàng, bạn cần
đảm bảo để cho những trường hợp tương tự không tiếp tục
xảy ra, đây chính là cách lấy lại niềm tin tốt nhất. Thực tế,
học và rút kinh nghiệm từ những sai lầm là rất cần thiết và nó
khiến tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng của
doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt.
0:03 Đứng trên phương diện tập thể
Luôn tỏ ra bình tĩnh dù khách hàng tỏ ra thiếu lịch sự và
không tôn trọng bạn, cần tránh những phản ứng mang tính
cá nhân và luôn cân nhắc đến quyền lới, hình ảnh của cả
doanh nghiệp trong khi đối diện với khách hàng.