Qua bài này học sinh nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp - Lập được công thức độ bội giác và vận dụng cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Nhận ra và biết cách sử dụng kính lúp, vẽ được ảnh của vật qua kính lúp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án bài 32: Kính lúp - Vật lý 11 - GV.Đào Thị MaiBài 32 . KÍNH LÚPI.MỤC TIÊU1. Kiến thức:- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp- Lập được công thức độ bội giác và vận dụng cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực.2. Kỹ năng:- Nhận ra và biết cách sử dụng kính lúp- Vẽ được ảnh của vật qua kính lúp- Giải được các bài toán cơ bản liên quan đến kính lúpII - CHUẨN BỊ1. Giáo viên:a) Dụng cụ: Phấn mầu, thước kẻb) Kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm, kính thiên vănc) Chuẩn bị phiếu:* Phiếu học tập 1 (P1)- Các quang cụ hỗ trợ cho mắt gồm mấy loại, là những loại nào?TL1:- Các quang cụ bổ trợ cho mắt gồm hai loại chính là:+ Các quang cụ quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi….+ Các quang cụ quan sát vật ở xa kính thiên văn, ống nhòm…* Phiếu học tập 2 (P2)- Nêu công dụng và cấu tạo của kính lúpTL2:- Công dụng và cấu tạo:+ Công dụng: Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ+ Cấu tạo là một thấu kính hội tụ (Hay một hệ thấu kính có độ tụ tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiểu cự ngắn* Phiếu học tập 3 (P3)- Kính lúp được sử dụng thế nào?- Ngắm chừng là gì?TL3:- Để tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật thì khi quan sát phải đặt vật nằm trong khoảng tiêu điểm đến quang tâm của kính. Ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính và từ mắt đến sao cho ảnh của vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.- Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng* Phiếu học tập 4 (P4)- Xác lập công thức tính độ bội giác qua kính lúp- Suy ra trường hợp G(infty )TL4:- Xác lập công thức:+ Vì vật và ảnh rất nhỏ so với khoảng cách đến mắt nên a và a0 rất bé,a ( approx )tga; a0H ( approx )tga0+ tg a0 - AB./Đ; tg a = AB/ ( d + 1 ) à G =(AB/AB).Đ/ ( d +1)Suy ra: G = (left| { m{k}} ight|frac{{ m{D}}}{{left| {{ m{d}}} ight| + { m{1}}}})- Khi ngắm chừng ở vô cực thì: tga = AB/f nên Ga = (AB/f). (Đ/AB) àGa = (frac{{ m{D}}}{{ m{f}}})* Phiếu học tập 5 (P5): Có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp?A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ;B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương;C. có tiêu cự lớn;D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.2. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vậtA. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cựB. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cựC. tại tiêu điểm vật của kínhD. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.3. Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vàoA. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kínhB. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vậtC. tiêu cự của kính và độ cao vậtD. độ cao ảnh và độ cao vật.4. Một người mắt tốt đặt mắt sau kính lúp có độ tụ 10 dp một đoạn 5 cm để quan sát vật nhỏ. Độ bội giác của người này khi ngắm chừng ở cực cận và ở cực viễn làA. 3 và 2,5 B. 70/7 và 2,5 C. 3 và 250 D. 50.7 và 2505. Một người mắt tốt đặt một kính có tiêu cự 6 cm trước mắt 4 cm. Để quan sát mà không phải điều tiết thì vật phải đặt vật cách kính A. 4cm B. 5cm C. 6 cm D. 7cm6. Một người mắt tốt quan sát ảnh của vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm, thấy độ bội giác không đổi với mọi vị trí đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính. Người này đã đặt kính cách mắt A. 3 cm B. 5 cm C. 10cm D. 25 cm7. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết qua kính lúp thì có độ bội giác bằng 4. Độ tụ của kính này là A. 16 dp B. 6,25 dp C. 25 dp D. 8 dp8. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 24 cm, dùng một kính có độ tụ 50/3 dp đặt cách mắt 6 cm. Độ bội giác khi người này ngắm chừng ở 20 cm là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 79. Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10cm đến 50 cm dùng một kính có tiêu cự 10cm đặt sát mắt để ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của ảnh trong trường hợp này là: A. 10 B. 6 C. 8 D. 410. Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự - 100cm thì mới quan sát được xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này bỏ kính cận ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt để quan sát vật nhỏ. Vật phải đặt cách kính: A. 5 cm B. 100cm C. 100/21 cm D. 21/100cmTL5: Đáp án12345678910CDAACBAABCd) Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục): HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết.2.Học sinh:- Chuẩn bị bài mớiIII.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCH ...