Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử)

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 151      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định cơ sở khoa học của việc soạn thảo giáo án điện tử trong dạy học. Tìm hiểu nguyên nhân giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong dạy học. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Thị trấn Tân An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên soạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử) Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An PHẦN I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2020 - 2021 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW Về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua ngày 4 tháng 11 năm2013 và Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về mộtsố nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến 2025; Đề án 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 củaThủ tướng Chính phủ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục vàđào tạo; xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử, hệ thống dịch vụ công trựctuyến, hệ thống bồi dưỡng giáo viên trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện Hướng dẫn số 06/HD-SGDĐT ngày 19/10/2020 của Sở GD&ĐTBắc Giang về thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020-2021. Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nóichung đang được sự quan tâm của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phảinhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế củalĩnh vực công nghệ thông tin, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệuquả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạynhững năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớntrong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. Công nghệthông tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạođóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông quaviệc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạocũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tấtcả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như làmột công cụ hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học”. Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổimới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợgiúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Ở nhà trường tiểu học công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết cácbộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, tuy nhiên, trong quá trình ứngdụng công nghệ thông tin - nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử vẫn còn gặpkhông ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng cácdẫn chứng sống động trên các trang trình chiếu là một điều không phải dễ dàng vớinhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩnbị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy củamỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngạiáp dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác một sốgiáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa cónhững kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao.Vì những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế.Microsoft PowerPoint là một phần mềm trình diễn giúp cho các giáo viên có thể tựxây dựng được các giáo án điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng,dễ dàng vì hầu hết các thao tác tương tự như phần mềm soạn thảo văn bảnMicrosoft Word rất quen thuộc với hầu hết giáo viên. Đồng thời phần mềm chophép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác với cáchiệu ứng hết sức phong phú... Nhờ vậy thông qua phần mềm bài giảng này giáoviên hoàn toàn có thể tạo ra được các giáo án theo phương pháp giảng bài củamình. Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềmnày, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đâycũng là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập. Đóchính là lí do tôi chọn Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp giáo viênsoạn giáo án điện tử (bài giảng điện tử)”. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến là: Hệ thống các bài giảng điện tử môntin học lớp 3. Nguyễn Tiến Anh – THTT Tân An Mục đích của sáng kiến là: Để đạt được mục đích tìm hiểu và đánh giá sáng kiến tôi xác định một sốnhiệm vụ sau: - Xác định cơ sở khoa học của việc soạn thảo giáo án điện tử trong dạy học - Tìm hiểu nguyên nhân giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong dạyhọc. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điệntử trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục tại trườn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: