Danh mục

Giáo án bài 33: Luyện tập Ankin – Hóa học 11 – GV.Ng Ái Phương

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 85.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của ankin. So sánh cấu tạo, tính chất, cách điều chế và ứng dụng của anken và ankin. Phân biệt các chất ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học. Viết được PTHH chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án bài 33: Luyện tập Ankin – Hóa học 11 – GV.Ng Ái Phương GIÁO ÁN GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11 TIẾT 46 – BÀI 33: LUYỆN TẬP ANKINI – MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của ankin.  So sánh cấu tạo, tính chất, cách điều chế và ứng dụng của anken và ankin.  Phân biệt các chất ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.  Viết được PTHH chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankin. 2. Kĩ năng Rèn các kĩ năng:  So sánh, tìm mối liên hệ cơ bản giữa anken và ankin để từ đó có cách nhớ hệ thống.  Viết đồng phân, gọi tên ankin.  Viết PTHH.  Giải một số bài tập cơ bản về ankin. 3. Thái độ  Giúp học sinh có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc trong quá trình luyện tập, có hứng thú với bộ môn.II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên  Hệ thống các câu hỏi lí thuyết và bài tập củng cố.  Các phiếu học tập, mẫu tóm tắt bài học. 2. Học sinh  Xem lại các bài đã học: anken, ankin và xem trước bài luyện tập.  Chuẩn bị bài tập trang 147 SGK.III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCHoạt động 1: Khởi động (4’)  GV yêu cầu HS lên bảng và hoàn thành bài tập trong phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Viết các phương trình phản ứng sau: 1. Etilen + Br2 2. Propin + HCl (tỉ lệ mol 1:1, viết sản phẩm chính) 3. Pent-2-in + AgNO3/NH3 4. Propen + H2 5. But-1-en + AgNO3/NH3 6. Axetilen + Br2 (tỉ lệ mol 1:2) 7. Axetilen + H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to) 8. But-1-in + AgNO3/NH3  Từ bài tập khởi động, GV dẫn dắt HS đến với hoạt động 2 của bài học.Hoạt động 2: So sánh cấu tạo và tính chất hóa học của anken và ankin, vận dụng vào bàitập (15’)  GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng so sánh cấu tạo và tính chất hóa học của anken và ankin ở phiếu học tập số 2.  Sau đó, các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày bài làm của nhóm theo phân công của GV, GV nhận xét và bổ sung các nội dung còn thiếu.  GV lưu ý HS về căn cứ xác định sản phẩm chính của phản ứng cộng HX vào liên kết bội (Quy tắc Mac-côp-nhi-côp) và yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc và vận dụng quy tắc giải bài tập 1 trong phiếu học tập số 3.  GV lưu ý HS những điểm khác nhau về tính chất hóa học của anken và ankin là cơ sở để phân biệt chúng và yêu cầu HS vận dụng điều này trả lời cho bài tập 2, 3 trong phiếu học tập số 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hoàn chỉnh bảng so sánh bên dưới (ghi ngắn gọn): Anken Ankin Công thức chung Mạch Đặc điểm cacbon cấu tạo Đặc điểm liên kết Đồng phân Tính chất hoá học Điều chế trong PTN Etylen: Axetilen: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1. Cho biết sản phẩm chính của phản ứng giữa 2-metylbut-2-en với HBr và giữa but-2- in với HBr (tỉ lệ mol 1:2). Dựa vào quy tắc gì để xác định sản phẩm chính ? 2. Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen và axetilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong dung dịch amoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. 3. Trình bày cách phân biệt 3 khí: propan, propin và propilen.Hoạt động 3: Mô tả sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin và vận dụng vàobài tập (8’)  GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ chuyển hóa ở bài tập 1 phiếu học tập số 4 bằng cách điền vào tác chất và điều kiện còn thiếu trên dấu mũi tên.  Sau đó, dựa vào sơ đồ trên hoàn thành bài tập 2 phiếu học tập số 4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau đây: 2. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) (4) CH4 C2H2 C4H4 C4H6 polibutađienHoạt động 4: Củng cố (8’)  Tổng kết một số dạng bài tập trong phần ankin (chuẩn bị cho tiết sau). o Bài tập viết đồng phân, gọi tên chất. o Bài tập viết chuỗi phản ứng. o Bài tập điều chế chất. o Bài tập mô tả và giải thích hiện tượng phản ứng. o Bài tập nhận biết chất. o Các bài tập định lượng. (sẽ nghiên cứu kĩ trong tiết học sau)  Chơi trò chơi: “Vòng quay may mắn”Luật chơi: 5 nhóm, mỗi nhóm có 2 lượt trả lời, mỗi lượt sẽ chọn 1 ô số tương ứng với mộtcâu hỏi. Trả lời xong 1 lượt, GV sẽ tiến hành quay số và ghi nhận điểm của các nhóm. Đặcbiệt, trong các ô số có 2 ô số may mắn, nhóm không cần trả lời câu hỏi cũng được tham giaquay số. Sau cả 2 ...

Tài liệu được xem nhiều: