Danh mục

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 59.50 KB      Lượt xem: 50      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Yêu cầu của một bài văn nghị luận là gì?...Là những câu hỏi học sinh cần hiểu và trả lời được. Và làm sao để giúp cho các em có thể nắm vững được cách làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý thì mời các em cùng quý thầy cô tham khảo những giáo án trong bộ sưu tập này. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thêm tư liệu tham khảo để phục vụ công việc giảng dạy của mình được tốt hơn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng , đạo lí , trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý . - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng , đạo líII. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1. - Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1. - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thứctrao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Câu hỏi: a. Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển trong một hoàn cảnh như thế nào? b. Văn học giai đoạn này có gì khác so với giai đoạn văn học trước cách mạng thángTám? c. Văn học giai đoạn này phát triển qua mấy chặng đường và đã đạt được những thànhtựu tiêu biểu nào? 3. Giảng bài mới: Vào bài: Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được học về thể văn nghị luận.Trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với một đề tàinghị luận khác: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:hiểu đề đề và lập dàn ý - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đề bài:đề bài của sách giáo khoa Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ” a. Tìm hiểu đề: + GV: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề - Vấn đề nghị luận: lối sống đẹp .gì?? + HS: Trao đổi thảo luận và trả lời + GV: Với thanh niên học sinh ngày nay, - Để sống đẹp con người cần xác định:sống thế nào là sống đẹp? + Lí tưởng đúng đắn, cao cả, + HS: Phát biểu + Cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống, + Đời sống tình cảm phong phú, hành động đúng đắn.  Câu thơ trên nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất , giá trị con người . + GV: Để sống đẹp, ta cần rèn luyện những - Với thanh niên, học sinh muốn trở thànhphẩm chất nào? người “ sống đẹp” cần: + HS: Phát biểu tự do. + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng + GV: Cần vận dụng những thao tác lập - Các thao tác lập luận cần vận dụng: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠTnào để giải quyết vấn đề trên? + Giải thích ( sống đẹp là sống như thế + HS: Phát biểu. nào?). + Phân tích + Chứng minh, bình luận + GV: Bài viết có thể sử dụng những tư - Sử dụng tư liệu: ngoài thực tế, sách vở …liệu từ đâu?+ HS: Phát biểu b. Lập dàn ý: + GV: Ta có thể mở bài bằng những cách * Mở bài:nào? - Nêu vấn đề cần nghị luận + HS: Phát biểu - Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố + GV: Gọi học sinh thử tập mở bài? Hữu + HS: Phát biểu - Nêu quan điểm của bản thân  Có thể giới thiệu bằng nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề, trực tiếp, gián tiếp… * Thân bài: + GV: Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo - Giải thích thế nào là lối sống đẹp?trình tự như thế nào? - Phân tích các khía cạnh biểu hiện của + HS: Phát biểu sống đẹp + GV: Lần lượt chốt lại các ý kiến phát - Chứng minh, bình luận:biểu của học sinh ...

Tài liệu được xem nhiều: