Giáo án Sinh học 12 bài 25: Học thuyết Lamac và Đacuyn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Sinh học 12 bài 25: Học thuyết Lamac và ĐacuynGiáo án sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin I.Mục tiêu. - Nắm được học những vấn đề chính trong học thuyết về tiến hóa - Nêu được những ưu điểm nổi bậc trong học thuyết II. Chuẩn bị: - GV: giáo án + SGK + Tranh vẽ phóng hình - HS: Vở ghi + SGK III. Phương pháp: Hỏi đáp – Nghiên cứu theo nhóm IV. Tiến trình tổ chức bài dạy 1. Ổn định lớ́p: kiểm tra bài trước học sinh. 2. Bài học:A/ Học thuyết LamarckLamarck cho rằng loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứkhông phải bất biến. Cơ chế tiến hóa làm cho loài này biến đổi thành loài khácđược giải thích như sau: - Nguyên nhân: Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống. - Cơ chế chính: Mổi sinh vật đều chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Cơ quan hoạt động nhiều thì sẽ liên tục phát triển, cơ quan ít hoặc không hoạt động sẽ dần tiêu biến. - Đặc điểm: Những đặc điểm thích nghi được hình thành luôn được di truyền cho thế hệ sau.Ví dụ: Sự hình thành loài hưu cao cổ . Loài hưu cổ ngắn dần dần thay đổi đặc điểncổ ngắn thành cổ dài để thích nghi với việc phải vươn cổ lên cao để kiếm thức ăn.Chú ý: Những hạn chế( sai lầm) trong học thuyết Lamarck là: - Những biến đổi của cơ thể dưới tác động của môi trường đều được di truyền.Giáo án sinh học 12 - Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. - Mọi cá thể đều đồng loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.B/ Học thuyết DarwinSự quan sát của Darwin trong quá trình hình thành học thuyết tiến hóa: - Tất cả các loài sinh vật đều có xu hướng sinh ra số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. - Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường. - Các cá thể con khác bố mẹ và khác nhau về nhiều cho tiết( biến dị cá thể).Học thuyết Darwin: - Sự đấu tranh sinh tồn: Các cá thể phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn, chỉ số ít cá thể còn sống sót qua mỗi thế hệ. - Chọn lọc tự nhiên: các cá thể có khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao sẽ để lại nhiều con cho quần thể. Theo thời gian, số lượng có các biến dị thích nghi ngày một tăng và số lượng các cá thể có các biến dị kém thích nghi ngày một giảm.Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên: - Đào thải những biến dị không có lợi , tích lũy những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật. - Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. - Phân li tính trạng theo nhiều hướng, tạo ra các dạng khác với tổ tiên ban đầu.Quá trình chọn lọc nhân tạo: - Quá trình tiến hành trên vật nuôi và cây trồng theo nhu cầu thị hiếu, kinh tế của con người. - Cơ sở: Dựa trên tính biến dị và di truyền.Giáo án sinh học 12 - Kết quả: hình thành nhiều dạng khác với tổ tiên, tạo ra sự đa dạng sinh học ở vật nuôi và cây trồng; quy địng chiều hướng tiến hóa của cây trồng, vật nuôi.Kết luận của Darwin: - Thông qua thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên( Natural Selection) , ông cho rằng các loài trên trái đất đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. - Thế nhưng thế giới sinh vật rất đa dạng do mỗi loài đều có những đặc điểm thích nghi riêng biệt qua hàng triệu năm tiến hóa.Câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học:1/ Điểm chưa đúng trong quan niệm của Lamac là:Chọn một đáp án dưới đâyA. Mọi biến đổi trên cơ thể đều di truyềnB. Mọi sinh vật đều phản ứng giống nhau trước tác động môi trườngC. Ở mọi sinh vật không có loài bị đào thải do kém thích nghiD. Cả ba câu A, B, C2/ Theo Lamac hướng tiến hoá cơ bản của sinh vật là:Chọn một đáp án dưới đâyA. Thích nghi ngày càng hoàn thiệnB. Chủng loại ngày càng phong phú, đa dạngC. Nâng dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạpD. Cả A, B, C đều đúng3/ Theo quan điểm của Lamac, tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà còn làsự ………. có tính kế thừa lịch sử.Từ điền đúng vào chỗ trống của câu hỏi trên là:Chọn một đáp án dưới đâyA. Phân hoáB. Phát triểnC. Liên tụcD. Di truyền4/ Theo quan điểm của di truyền học hiện đại thì loại biến dị xác định mà Đacuynđã nêu ra trước đây gọi là:Chọn một đáp án dưới đâyGiáo án sinh học 12A. Thường biếnB. Đột biến của cấu trúc nhiễm sắc thểC. Đột biến số lượng nhiễm sắc thểD. Đột biến gen5/ Đóng g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo án Sinh học 12 bài 25 Giáo án điện tử Sinh học 12 Giáo án điện tử lớp 12 Giáo án lớp 12 Sinh học Học thuyết Lamac và Đacuyn Học thuyết về tiến hóa Học thuyết tiến hoá LaMacGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Hóa học lớp 12 'Trọn bộ cả năm)
342 trang 340 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
180 trang 270 0 0 -
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 chủ đề: Tích hợp Kí Việt Nam hiện đại
36 trang 196 0 0 -
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
101 trang 179 0 0 -
Giáo án môn Sinh học lớp 12 (Học kì 2)
110 trang 118 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 trang 106 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
101 trang 101 0 0 -
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2: Tuyên ngôn độc lập
15 trang 77 1 0 -
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
9 trang 74 0 0 -
Giáo án Thể dục lớp 12: Chương 6 - Đá cầu
15 trang 73 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài: Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
16 trang 54 0 0 -
Giáo án Hóa học 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
4 trang 51 0 0 -
Giáo án môn Vật lí lớp 12 (Học kỳ 1)
135 trang 48 0 0 -
16 trang 47 0 0
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 12 (Học kì 2)
21 trang 45 0 0 -
Giáo án môn Thể dục lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
144 trang 44 0 0 -
Giáo án môn Thể dục lớp 12 (Học kì 2)
56 trang 43 0 0 -
Giáo án Đại số 12 bài 2: Cực trị của hàm số
104 trang 42 0 0 -
Giáo án môn Công nghệ lớp 12 (Học kì 1)
71 trang 42 0 0 -
Giáo án Vật lí lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
296 trang 40 0 0