Danh mục

Giáo án Vật lý 6 bài 8: Trọng lực-Đơn vị lực

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 48.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bạn cần nắm bắt cơ hội tham khảo những tư liệu bổ ích này nhé! Qúy thầy cô sẽ chia sẽ với nhau những kinh nghiệm soạn giáo án bài 8: Trọng lực-Đơn vị lực một cách tốt nhất. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. Nêu được đơn vị lực, có kỹ năng sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Vật lý 6 bài 8: Trọng lực-Đơn vị lựcGIÁO ÁN VẬT LÝ 6§8.TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰCI. Mục tiêu bài học: Giúp HS:1. Kiến thức: - Hiểu được trọng lượng hay trọng lực là gì? - Nêu được phương và chiều của trọng lực - Nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niutơn2. Kĩ năng:- Biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, đầy đủ dụng cụ học tập. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1quả nặng 100 g có móc treo, 1 lò xo, 1 dây dọi, 1 khay nước, 1 thước eke - Học sinh: Sgk và vở ghi chépIII. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra:5ph- CH: Hãy nêu kết quả tác dụng lực. Cho ví dụ.- Chữa bài tập 7.2 và 7.3/ Sbt- TL: lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng Ví dụ:+dùng tay bóp quả bóng cao su thì quả bóng sẽ bị méo+khi xe đang chạy nếu hãm phanh thì xe chuyển động chậm lại- 1 học sinh lên chữa bài tập, các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét 2. Bài mới:TGHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhGhi bảng5phĐVĐ: - CH: Em hãy cho biết Trái đất hình gì?- CH: Hãy đoán xem vị trí của con người trên Trái đất như thế nào?- Yêu cầu học sinh đọc mẫu đối thoại ở đầu bài và tìm phương án để giải quyết- Thông báo: “Để hiểu được lời giải thích của bố Nam cần phải biết lực mà Trái đất tác dụng lên mọi vật có đặc điểm gì?” Bài học hôm nay của chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.- TL: Trái đất hình cầu- TL: Con người ở trên Trái đất- Đọc mẩu đối thoại và suy nghĩ tìm phương án giải quyết- Đưa ra phương án- Lắng nghe- Ghi bàiTRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰCHoạt động 1: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực 15ph- Yêu cầu nhóm học sinh làm thí nghiệm như hình 8.1/sgk- CH: Em hãy cho biết khi móc quả nặng vào thì trạng thái của lò xo như thế nào?- CH: Lò xo có tác dụng lực lên quả nặng không ?- CH: Lực này có phương chiều như thế nào?- Nhận xét- CH: Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?- Nhận xét- Yêu cầu học sinh hoàn thành C1 vào vở- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 2 “cầm viên phấn trên tay đưa lên cao rồi buông tay ra”.Sau đó quan sát hiện tượng xảy ra- CH: Điều gì chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên viên phấn?- CH: Lực này có phương chiều như thế nào?- Nhận xét- Yêu cầu học sinh làm C2 vào vở- Từ các thí nghiệm trên,em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống ở câu C3- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3- Nhận xét- Cho học sinh đọc phần kết luận ở sgk- CH: Trái đất tác dụng lên các vật một lực như thế nào? Lực đó gọi là gì?- Thông báo: người ta thường gọi trọng lực là trọng lượng- Làm thí nghiệm như hình 8.1/sgk- TL: khi móc quả nặng vào thì lò xo bị dãn ra1 đoạn- TL: lò xo có tác dụng lực lên quả nặng.- TL: Lực này có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên- TL: quả nặng vẫn đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. Đó là một lực do lò xo tác dụng và một lực do trái đất tác dụng lên.- Hoàn thành C1 vào vở- Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra- TL: viên phấn rơi tức là đã biến đổi chuyển động nên chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn- TL: Lực này có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.- Làm C2 vào vở- Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở câu C3- Trả lời câu hỏi C3- Ghi bài- Đọc phần kết luận- TL: Trái đất tác dụng lên vật một lực hút. Gọi là trọng lực- Lắng nghe- Ghi bàiI.Trọng lực là gì? 1.Thí nghiệm a/. Thí nghiệm 1- C1: lò xo đã tác dụng vào quả nặng 1 lực. Lực đó có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên. Quả nặng vẫn đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Một lực do lò xo tác dụng lên và một lực do trái đất tác dụng lên.b.Thí nghiệm 2- C2: Viên phấn rơi chứng tỏ đã có một lực tác dụng lên viên phấn. Lực này có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống.- C3:(1) cân bằng(2) trái đất(3) biến đổi(4) lực hút(5) trái đất 2. Kết luận (Sgk/ 28)Hoạt động 2: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực 10ph- Giới thiệu cho học sinh về dây dọi và thí nghiệm hình 8.2 Sgk- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 8.2 Sgk- CH: Ngưòi thợ xây dùng dây dọi để làm gì?- CH: Dây dọi có cấu tạo như thế nào?- Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C4- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4- Nhận xét- Yêu cầu học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống ở câu C5- Gọi học sinh đọc C5- Nhận xét- Lắng nghe- Làm thí nghiệm như hình 8.2 Sgk- TL: người thợ xây dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.- TL: dây dọi gồm 1 quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm.- Đọc và làm C4- Trả lời câu hỏi C4- Ghi bài- Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở câu C5- Trả lời câu hỏi C5- Ghi bàiII.Phương và chiều của trọng lực 1.Phương và chiều của trọng lực- C4: (1) cân bằng (2) dây dọi (3) thẳng đứng (4)từ trên xuống 2. Kết luận (C5/ sgk)Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị lực 5ph- Thông báo cho học sinh “độ lớn của lực gọi là cường độ lực. Đơn vị đo của lực là Niutơn”Trọng lượng của vật 100g được ...

Tài liệu được xem nhiều: