Danh mục

Giao dịch chứng khoán trong ngày

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.13 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giao dịch chứng khoán trong ngày đề cập đến một số mối quan hệ, khái niệm, khái quát chung về phương thức giao dịch chứng khoán trong ngày; quy định pháp luật về phương thức giao dịch chứng khoán trong ngày, về các phương pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro trong giao dịch chứng khoán trong ngày; Vai trò, rủi ro và kiến nghị về giao dịch chứng khoán trong ngày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao dịch chứng khoán trong ngày GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRONG NGÀY Bùi Duy Phong* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Giao dịch chứng khoán trong ngày là một phương pháp giao dịch chứng khoán không còn mới mẻ đối với các quốc gia trên thế giới nhưng lại xa lạ đối với thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Đến thời điểm gần đây phương pháp giao dịch này mới được Bộ Tài chính tạo hành lang pháp lý thông qua việc ban hành Thông tư số 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020 về: “Quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng kí giao dịch và chứng chỉ quỹ trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có đảm bảo niêm yết trên hệ thống trên hệ thống giao dịch chứng khoán”.Phương thức giao dịch chứng khoán trong ngày là một phương pháp tuy dù đóng vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cần phải được đánh giá, phân tích nhằm đưa ra những quy định pháp luật phù hợp cho hoạt động này. Trong bài báo, tác giả đề cập đến một số mối quan hệ, khái niệm, khái quát chung về phương thức giao dịch chứng khoán trong ngày; quy định pháp luật về phương thức giao dịch chứng khoán trong ngày, về các phương pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro trong giao dịch chứng khoán trong ngày; Vai trò, rủi ro và kiến nghị về giao dịch chứng khoán trong ngày. Keywords: Securities trading, intraday trading, time of payment of securities, securities, economy, law, new circular. Từ khóa: Giao dịch chứng khoán, giao dịch chứng khoán trong ngày, thời gian thanh toán chứng khoán, chứng khoán, kinh tế, pháp luật, thông tư mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Luật số 54/2019/QH14 của Quốc Hội được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2019 theo. Luật Chứng khoán hiện hành là văn bản quy phạm pháp luật tạo lập khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và Thị trường Chứng khoán (TTCK), từng bước phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế hơn so các quy định của luật Chứng khoán 2010. Việc ban hành Luật Chứng khoán 2019 cùng nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực năm 2020, đầu năm 2021 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý toàn diện, đồng bộ, đầy đủ để vận hành và tạo cơ sở để TTCK tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, an toàn, đáp ứng yêu cầu hội nhập, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Thông tư 120/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính (BTC) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2467 2020 nội dung quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Thông tư này đã mở đường cho nhiều hình thức và phương thức giao dịch mới trên TTCK của nước ta trong đó có phương thức giao dịch chứng khoán trong ngày được xem như một bước đi nhảy vọt nhằm đưa TTCK phát triển nhanh chóng. Nhưng phương thức giao dịch mới này có là một bước đi tạo thuận lợi cho nhà đầu tư (NĐT) và cho TTCK hay không sẽ được tác giả phân tích ở nội dung bài báo. 2. KHÁI QUÁT CHUNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRONG NGÀY 1.1. Khái niệm giao dịch chứng trong ngày Có rất nhiều loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay bao gồm: - “Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; - Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; - Chứng khoán phái sinh; - Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định” Theo Khoản 8 Điều 2 Thông tư số 120/2020/TT - BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020: “Giao dịch trong ngày là giao dịch mua và bán cùng một mã chứng khoán nhà đầu tư chưa sở hữu với cùng một khối lượng giao dịch, thực hiện trên cùng một tài khoản và trong cùng một ngày giao dịch.” Nói một cách dễ hiểu thì giao dịch chứng khoán trong ngày là cơ chế giao dịch trong ngày mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán cùng cùng một loại chứng khoán nhiều lần trong cùng một ngày Khi thực hiện giao dịch, vào cuối mỗi ngày tất cả vị thế nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được đối trừ với nhau mà không phát sinh thêm nghĩa vụ thanh toán chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền trong trường hợp bị lỗ hoặc được nhận tiền trong trường hợp lãi. Về bản chất, giao dịch chứng khoán trong ngày chỉ là sự đối trừ về nghĩa vụ mua và bán chứng khoán cùng loại. Vì vậy, giao dịch chứng khoán trong ngày sẽ khác hoàn toàn với quy định về thời gian thanh toán giao dịch mà nhiều thị trường hiện đang áp dụng như T+1 (thanh toán giao dịch vào ngày sau ngày giao dịch) hay T+2 (thanh toán giao dịch vào ngày thứ 2 sau ngày giao dịch). 1.2. Đối tượng được cung cấp dịch vụ và tham gia Giao dịch chứng khoán trong ngày: Đối tượng được cung cấp dịch vụ tham gia và tham vào giao dịch Chứng khoán trong ngày là các NĐT được thực hiện giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay: - “Nhà đầu tư là tổ chức - Nhà đầu tư là cá nhân - Nhà đầu tư nước ngoài - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 120/2020/TT - BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020: “Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong 2468 ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. Hợp đồng giao ...

Tài liệu được xem nhiều: