Danh mục

Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên Đại học Huế thông qua khai thác học liệu điện tử

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 494.59 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên Đại học Huế thông qua khai thác học liệu điện tử trình bày ý nghĩa, tầm quan trọng của học liệu điện tử trong tổ chức chuyên đề Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên Đại học Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên Đại học Huế thông qua khai thác học liệu điện tử GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ THÔNG QUA KHAI THÁC HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ NGUYỄN TIẾN ĐỒNG Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế Email: ntdong@hueuni.edu.vn Tóm tắt: Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế. Xây dựng và khai thác nguồn học liệu một cách hệ thống, khoa học với ngân hàng câu hỏi, bài tập thực hành trực tuyến và tư liệu hình ảnh trực quan về biển, đảo Việt Nam là một giải pháp khả thi và thiết thực, giúp sinh viên hứng thú với quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng nghiên cứu để làm giàu tri thức. Các mô tả về phương án khai thác, sử dụng học liệu điện tử nhằm giáo dục chủ quyền biển, đảo cho sinh viên Đại học Huế cũng gắn với định hướng đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện nay mà Trung tâm đang áp dụng. Từ khoá: Chủ quyền biển, đảo, giáo dục, học liệu điện tử, kênh thông tin.1. ĐẶT VẤN ĐỀChủ quyền biển, đảo Việt Nam là một trong những vấn đề chính trị, quân sự quan trọngcủa dân tộc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấnmạnh nhiệm vụ “kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để pháttriển đất nước” [3]. Giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên học tập tạicác Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh luôn được xem là nhiệm vụ chiến lượcnhằm đảm bảo kiến tạo nên những con người mới đủ năng lực, bản lĩnh, ứng xử một cáchđúng đắn, văn minh với các vấn đề lớn của đất nước.Đại học Huế là cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệpđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thừa Thiên Huế, miền Trung - Tây Nguyênvà cả nước. Đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sinhviên các trường, khoa trực thuộc, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại họcHuế trong suốt một hành trình dài đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằmgia tăng tính chủ động, sáng tạo, khả năng tương tác thông qua tình huống học tập ở sinhviên. Là một trong những vấn đề nóng trên diễn đàn hoà bình thế giới, chủ quyền biển,đảo Việt Nam luôn được các giảng viên, sĩ quan biệt phái chú trọng nghiên cứu, tìm tòiđể đa dạng hoá cách thức tiếp cận nhằm giúp người học nhận thức đúng đắn các quanđiểm chính trị, xử lí linh hoạt thông tin. Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinhviên thông qua học liệu điện tử là một trong những giải pháp có tính chiến lược mà cácgiảng viên đã đề xuất, thực hiện một cách hiệu quả.Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 2(62)/2022: tr.80-86Ngày nhận bài: 30/12/2021; Hoàn thành phản biện: 06/01/2021; Ngày nhận đăng: 07/01/2022GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ... 812. NỘI DUNG2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của học liệu điện tử trong tổ chức chuyên đề Giáo dụcchủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên Đại học HuếHọc liệu điện tử là một khái niệm khá quen thuộc trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiệnnay. “Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm:sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu,bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học,thí nghiệm ảo...” [2] Khai thác nguồn học liệu điện tử trong tổ chức chuyên đề Giáo dụcchủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên trong điều kiện hiện nay có khá nhiều lợithế: i) Giáo dục thế giới gia tăng các khuyến nghị về một không gian mở, có tính kết nốinhằm đảm bảo quyền được tra cứu thông tin linh hoạt của sinh viên; ii) Người học có khảnăng tiếp cận, sử dụng và thao tác thuần thục các thiết bị điện tử; iii) Các ấn phẩm điệntử ngày càng đa dạng, phong phú, kích thích hứng thú khám phá, nghiên cứu của sinhviên. Xây dựng và khai thác học liệu điện tử cũng là một trong những định hướng quantrọng trong công tác đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục nhằm tạo nên một thế giới kết nốithông tin.Qua khảo sát 783 sinh viên tại các 05 trường đại học thành viên, chúng tôi nhận thấy nhữnghạn chế sau trong tiếp cận và xử lí thông tin về chủ quyền biển, đảo: i) Sinh viên thiếu cácchỉ dẫn cần thiết khi tra cứu và truy xuất thông tin, dẫn đến tình trạng tìm kiếm ngẫu nhiên,thiếu cơ sở khoa học; ii) Lượng thông tin về chủ quyền biển, đảo rất lớn, trong đó khôngloại trừ thông tin sai lệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: