Danh mục

Giáo dục đạo đức qua thành ngữ tục ngữ và hoạt động ngoại khóa cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non trường Cao đẳng Sơn La

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.35 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục đạo đức qua thành ngữ tục ngữ và hoạt động ngoại khóa cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non trường Cao đẳng Sơn La trình bày các nội dung chính sau: Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua thành ngữ, tục ngữ trong giờ học; Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua thành ngữ, tục ngữ trong công tác chủ nhiệm; Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khoá môn văn về thành ngữ, tục ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo đức qua thành ngữ tục ngữ và hoạt động ngoại khóa cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non trường Cao đẳng Sơn La GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUA THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Giang Thị Rơi11. Đặt vấn đề Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì tục ngữ, thành ngữ chiếm một sốlượng lớn, đó là tài sản vô cùng quý giá được đúc kết hàng năm từ kinh nghiệm cuộcsống của ông cha để lại giáo dục thế hệ cháu con. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu thànhngữ, tục ngữ rất có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trong chúng ta,ai cũng biết rằng cái đẹp luôn là chuẩn mực cho cuộc sống, cái đẹp của nhân cách, củađạo đức cũng không ngoại lệ, nó là hình mẫu lý tưởng, mẫu mực mà con người luônluôn hướng tới, lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, làm tiêu chuẩn để tu dưỡng bản thân.Muốn đạt được mục đích này, con người phải rèn luyện, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệmtừ nhiều nguồn khác nhau, và tục ngữ, thành ngữ là một trong những nguồn không thểthiếu trong việc giáo dục con người nói chung, đặc biệt là giáo dục đạo đức sinh viênnói riêng.2. Nội dung giáo dục đạo đức thông qua thành ngữ, tục ngữ 2.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua thành ngữ, tục ngữ trong giờ học Để răn dạy sinh viên qua thành ngữ, tục ngữ, trước hết người giáo viên phải sưutầm, thuộc rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, hiểu được giá trị biểu hiện của nó và biểuhiện trong giao tiếp hàng ngày. Trong nói năng, nếu dùng lối so sánh ví von bằngnhững câu thành ngữ, tục ngữ sẽ làm cho cách diễn đạt trở nên trong sáng, giàu hìnhảnh, giàu sức thuyết phục. Trong dạy học, chúng tôi không chỉ cung cấp kiến thức chosinh viên mà từ bài học cụ thể, thường liên hệ tới thực tế đời sống, giáo dục các emnhân cách làm người. Khi dạy sinh viên dự bị Cao đẳng tiểu học bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”ngoài phần khai thác phân tích kiến thức, đến cuối bài phần liên hệ, giáo viên dànhthời gian đặt câu hỏi: - Qua bài ca dao này, tác giả dân gian muốn nói với chúng ta điều gì? Sau khi nhận xét, đánh giá ý kiến của sinh viên giáo viên rút ra kết luận: Bài camượn hình ảnh thân phận con cò đến lúc chết nhưng vẫn tha thiết được chết trongnước trong để nhấn mạnh với chúng ta về triết lý sống, về lẽ sống làm người. Trong1 Trưởng bộ môn Tiểu học, khoa Tiểu học – Mầm non, trường Cao Đẳng Sơn La 156hoàn cảnh nào con người cũng không được hạ thấp mình, đánh mất mình. Con ngườicần phải biết giữ mình trong sạch, đàng hoàng, ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh. Conngười phải có khí phách trong cuộc đấu tranh vì lẽ phải, nhất là khi được đặt giữa ranhgiới sống và chết để lựa chọn, thà chết mà giữ được nhân phẩm còn hơn sống phảichịu nhục nhã: “Chết trong còn hơn sống đục”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Giấyrách phải giữ lấy lề”… Khi giảng giải câu tục ngữ cho sinh viên “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Từ nghĩathực: khi ăn quả nhớ công lao người trồng trọt và chăm bón cho ta quả ngọt, ông chata dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lý làm người, sống có tình có nghĩa.Từ đó, nhận được sự yêu quý và trân trọng của mọi người, phê phán kẻ vong ân bộinghĩa, cho nên việc giảng giải cho các em hiểu, giáo viên cần định hướng để sinhviên liên hệ tới thực tế cuộc sống: chúng ta cần trân trọng, biết ơn những người tạo rathành quả cho ta hưởng thụ. Trò biết ơn thầy, con cái cần phải biết ơn cha mẹ, ông bà.Xa hơn nữa, chúng ta được hưởng cuộc sống tự do hạnh phúc cần phải biết ơn các anhhùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc mang lại cuộc sốngấm no hòa bình cho muôn dân. Đó cũng chính là triết lý sống “Uống nước nhớnguồn” mà nhân dân ta đã đúc kết từ xưa luôn nhắc nhở chúng ta nên nhớ. Khi học cũng đòi hỏi học một cách toàn diện, điều gì cũng cần phải học. Các emnên nhớ câu “Học ăn, học nói, học gói học mở”. Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối vớicon cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép,lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đóchính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiếtcủa đời sống xã hội. Học ăn, học nói: là học cách cư xử đàng hoàng, chững chạc, nóinăng đâu ra đấy: “Ăn nên đọi, nói nên lời”, đồng thời phải có cách cư xử tế nhị, ý tứtrong sinh hoạt hằng ngày “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, biết “nhường cơm sẻ áo”cho những người khó khăn hơn mình. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp saocho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức.Trong giáo dục, lời nói có một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là lời nói đúng, lời nóiphải: “Lời nói gói vàng”. Học gói, học mở là học cách làm việc, biết làm việc sao chokhoa học, khéo léo, hiệu quả, ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy. Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người trong cuộc sống,muốn làm tốt, thành công một việc gì đều phải học hỏi. Đó là bài học quý báu của cha 157ông để lại cho chúng ta những điều hay lẽ phải, muốn đạt kết quả cao phải học tập,rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng bản thân. Tục ngữ, thành ngữ khuyên dạy con người chăm chỉ học tập, học từ cái đơn giảnđến cái phức tạp, từ kiến thức, kỹ năng phục vụ cuộc sống đến kiến thức sâu rộng,uyên thâm. Một số sinh viên học kém, chậm tiến bộ nên nản chí hay bỏ bê việc học chúngtôi thường động viên: “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hay “Có chí thì nên”, hoặc“Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi”. Các em chịu khó học tập sẽ đến ngày gặthái thành công “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.” Khi thấy có sinh viên lười biếng, lơ là không ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: