Danh mục

Giáo dục đạo đức và thẩm mỹ qua sử thi Xơ Đăng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.92 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giáo dục đạo đức và thẩm mỹ qua sử thi Xơ Đăng" bàn về việc giáo dục đạo đức, thẩm mỹ thông qua sử thi cho học sinh Xơ Đăng là rất cần thiết, ngoài những khó khăn, bất cập hiện nay, cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống từ chính quyền địa phương, ngành giáo dục, ngành văn hóa, các nhà khoa học, sự đồng thuận của nhân dân để công việc này được tiến hành thuận lợi, mang lại kết quả thiết thực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo đức và thẩm mỹ qua sử thi Xơ Đăng GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ THẨM MỸ QUA SỬ THI XƠ ĐĂNG TS. Lê Ngọc Bính48 Mở đầu Sử thi Tây Nguyên được thế giới biết đến từ những thập niên đầu của thế kỷ trước, khiL. Sabatier công bố khan Đăm San của dân tộc Êđê (1927). Quá trình ấy được tiếp nối bằngviệc các nhà sưu tầm, nghiên cứu tiến hành điền dã và đã phát hiện rất nhiều sử thi của cácdân tộc trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung. Từ 2001, được sự phê duyệtcủa Chính phủ, Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi TâyNguyên do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hộiViệt Nam) chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực hiện, bước đầu đã công bố 06/106tác phẩm sử thi Xơ Đăng (gọi là các hơ m’uan) sưu tầm được ở dân tộc Xơ Đăng, tỉnh KonTum. Các tác phẩm sử thi Xơ Đăng được in ở ba cuốn sách chính: Viện Khoa học xã hội ViệtNam – Viện Nghiên cứu văn hóa (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên (Sử thi Xơ Đăng), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội (trong đó có hai tác phẩm: Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ - DămDuông brọ dek wi; Dăm Duông cứu nàng Bar Mă – Dăm Duông dong bia Bar Mă). ViệnKhoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu văn hóa, Kho tàng sử thi Tây Nguyên (Sử thiXơ Đăng), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội (có Dăm Duông hóa cọp – Dăm Duông jiâng klabring brông; Dăm Duông trong lốt ông già – Dăm Duông bă akar kră). Viện Khoa học xãhội Việt Nam – Viện Nghiên cứu văn hóa (2009), Tổng tập văn học dân gian các dân tộcthiểu số Việt Nam (Tập 8 – sử thi Xơ Đăng), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội (Duông đi theothần Tung Gur – Duông tiụ Tung Gur; Duông làm thủ lĩnh – Duông bro tơnôl). Khi đi sâu nghiên cứu các tác phẩm sử thi Xơ Đăng, chúng tôi đã đưa ra các đặc điểmvề nội dung và nghệ thuật. Về đặc điểm nội dung trong sử thi Xơ Đăng, đó là sự phản ánh cácvấn đề lịch sử - xã hội tộc người như chiến tranh, tổ chức xã hội, sự cố kết cộng đồng, quanhệ giữa các dân tộc; các biểu hiện văn hoá tộc người như sinh hoạt kinh tế truyền thống, tínngưỡng, phong tục, lễ hội, văn hoá ẩm thực. Về đặc điểm nghệ thuật, sử thi Xơ Đăng là sựđan cài, cộng hưởng của ba loại hình nghệ thuật đó là tính tự sự, tính trữ tình và tính kịch. Từđó đã đưa sử thi Xơ Đăng vào tương quan vùng sử thi Tây Nguyên để so sánh với sử thi mộtsố dân tộc như Êđê, M’nông, Bahnar nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa sử thicác dân tộc, khẳng định tính thống nhất trong đa dạng của vùng sử thi Tây Nguyên. Bên cạnh đó, với đời sống vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, qua sử thi, ngườidân Xơ Đăng đã thể hiện một hệ thống những quan niệm đạo đức, tư tưởng, thẩm mỹ độcđáo, đa dạng mang đầy tinh thần nhân văn, nhân bản. Điều này được nghệ nhân dân gian thểhiện qua việc sáng tạo một cách tài tình các hình tượng, các tình huống nghệ thuật độc đáo đểnói lên tư tưởng, mơ ước, tình cảm của cộng đồng Xơ Đăng trong không gian và thời gian màsử thi phản ánh. Cuộc sống với muôn vàn biểu hiện của nó đã câu thúc con người phải có48 . Trường Đại học Đà Lạt 207những điều chỉnh và đặt ra những quan niệm đạo đức, những tư tưởng, thẩm mỹ để có thểhoàn thiện bản thân cũng như điều hòa các mối quan hệ xã hội. Từ đó đời sống xã hội mới trởnên nhịp nhàng, yên ổn, cộng đồng mới bình yên, hạnh phúc, chính những quan niệm nàyhướng con người vào những suy nghĩ và hành động tốt đẹp và nó trở thành nền tảng tư tưởngcủa cộng đồng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó cũng là cách truyền dạy, giáodục rất hiệu quả các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống tốt đẹp của tổ tiên người Xơ Đăngđối với con cháu của họ cần được phát huy, đặc biệt cần có các giải pháp để ứng dụng vàoviệc giảng dạy và học tập trong các nhà trường, nơi có học sinh là con em đồng bào Xơ Đăngsinh sống và học tập. Đây chính là mục đích mà bài nghiên cứu của chúng tôi hướng đến. 1. Người anh hùng và sức mạnh đoàn kết cộng đồng Trước hết người Xơ Đăng đề cao sức mạnh cộng đồng, truyền thống đoàn kết muônđời đã hun đúc cho họ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Sức mạnhcon người được ví như núi rừng, do đó phải luôn gắn với cộng đồng, phải được nguồn sữaphù sa cộng đồng nuôi dưỡng. Sức mạnh chỉ có khi mọi người đoàn kết, lời thần Tung Gurnói với Dăm Duông: Con là con trai ví như ngọn núi cao. Có rừng le, có rừng cây cao to lớn… Núi to, trong đó là rừng cây, những cây to lớn đủ loại, đủ cỡ, nhiều loại cây khác nhau, có cả các bụi cây le và các loại cây khác, con ạ. Điều đó ý muốn nói chỉ sức mạnh của mọi người, sức mạnh của tất cả bà con dân làng, của cả làng… Đó chính là sức mạnh của người dân khi họ tập hợp lại (Viện Nghiên cứu văn hóa, 2006, tr. 853 – 854). Một người khi lẻ loi sẽ không có sức mạnh mà phải biết đứng trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: