Danh mục

Giáo dục học – 10 năm hướng tới sự phát triển của học sinh và nhà trường hạnh phúc

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 393.65 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã tổng quan các nghiên cứu của Trung tâm NC Tâm lí học và Giáo dục học trong một thập kỉ qua theo 4 mạch nội dung chính: những nghiên cứu định hướng chung trong việc phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc; những nghiên cứu hướng tới việc phát triển học sinh; những nghiên cứu hướng tới việc xây dựng nhà trường hạnh phúc; và những nghiên cứu về các điều kiện để phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc; từ đó đưa ra các định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo vì “sự phát triển của học sinh và nhà trường hạnh phúc”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục học – 10 năm hướng tới sự phát triển của học sinh và nhà trường hạnh phúc GIÁO DỤC HỌC – 10 NĂM HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH VÀ NHÀ TRƯỜNG HẠNH PHÚC TS. Vương Thị Phương Hạnh; TS. Lê Thị Quỳnh Nga Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học Viện Khoa học Giáo dục Việt NamTóm tắt Mục tiêu giáo dục là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của hệ thống giáo dục mỗi quốcgia nhằm xây dựng mẫu hình nhân cách cần hình thành ở đối tượng người học nhấtđịnh nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn sẽ có những yêucầu khác nhau, từ đó sẽ có những mục tiêu giáo dục khác nhau, tuy nhiên, mục tiêucuối cùng đều hướng tới xây dựng môi trường học đường tối ưu để phát triển ngườihọc tối đa. Bài viết này đã tổng quan các nghiên cứu của Trung tâm NC Tâm lí học vàGiáo dục học trong một thập kỉ qua theo 4 mạch nội dung chính: 1/ Những nghiên cứuđịnh hướng chung trong việc phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc;2/ Những nghiên cứu hướng tới việc phát triển học sinh; 3/ Những nghiên cứu hướngtới việc xây dựng nhà trường hạnh phúc; và 4/ Những nghiên cứu về các điều kiện đểphát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc; từ đó đưa ra các định hướngnghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo vì “sự phát triển của học sinh và nhà trườnghạnh phúc”.Từ khóa: Giáo dục học; Sự phát triển của học sinh; Nhà trường hạnh phúc1. MỞ ĐẦU Hạnh phúc là mục tiêu hàng đầu của mỗi con người từ xưa tới nay. Việc mỗingười chúng ta cảm nhận hạnh phúc như thế nào có ý nghĩa hết sức quan trọng trongcuộc sống của mỗi người. Nó là một trong những nền tảng tinh thần giúp con ngườixây dựng những lí tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Hạnh phúc góp phần thúc đẩy cáchoạt động cá nhân, nâng cao nhận thức, tăng cường tính sáng tạo và tạo điều kiện chocác mối quan hệ xã hội. Vào những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ mới, Liên hợpQuốc kêu gọi các quốc gia cần coi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người, làthước đo chính xác cho tiến bộ xã hội và các mục tiêu chính sách công của các nước 188trên toàn cầu. Minh chứng là vào năm 2013, Liên hợp Quốc đã quyết định lấy ngày20-3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc [i]. Ở trong nhà trường – một xã hội thu nhỏ, mục tiêu xây dựng môi trường hạnhphúc, nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau,nơi mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc, càng cần đượcchú trọng xây dựng. Theo Nel Noddings (nhà giáo dục Mỹ), giáo dục mà không đưađến hạnh phúc là một nền giáo dục sai lầm và què quặt, còn hạnh phúc mà không cógiáo dục là hạnh phúc không bền vững [ii]. Giáo dục học có tác động to lớn đến học sinh với mục tiêu phát triển học sinh,hình thành ở các em các giá trị, các mục tiêu sống, các nhu cầu và năng lực hoạt độngđể có được hạnh phúc cho bản thân. Nhận thức được điều đó, trong 10 năm qua, Trungtâm nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học đã có nhiều nghiên cứu hướng tới sứmệnh phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc.2. GIÁO DỤC HỌC – 10 NĂM HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINHVÀ NHÀ TRƯỜNG HẠNH PHÚC 2.1. Những nghiên cứu định hướng chung trong việc phát triển HS và xây dựngtrường học hạnh phúc 2.1.1. Triết lí giáo dục Triết lí giáo dục là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lỗi phản ánh mộtcách khái quát về mục đích của giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội trongmột giai đoạn lịch sử cụ thể, có tác dụng định hướng hành động cho con người. Triết lígiáo dục bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tồn tại trên nền tảng của văn hóa,chịu sự chi phối của ý thức hệ, hướng đến lý tưởng, là cơ sở nhằm xác lập các nguyênlý thực hành. Việc định hướng phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúccũng là nội dung mà những công trình về triết lí giáo dục của Trung tâm quan tâmnghiên cứu. Nghiên cứu “Triết lí giáo dục Việt Nam – Từ truyền thống đến hiện đại”[71]; Những vấn đề về triết lí giáo dục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại [83] đãnghiên cứu các kinh nghiệm, các tư tưởng giáo dục trong và ngoài nước, quá khứ vàhiện tại để xây dựng triết lý giáo dục cho Việt Nam hiện đại, phù hợp với nhu cầu thựctiễn của giai đoạn lịch sử hiện nay. Không chỉ quan tâm nghiên cứu, đề xuất triết lígiáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới, Trung tâm còn quan tâm đến việc đưa triết líi United Nation, https://www.un.org/development/desa/dspd/international-days/international-day-of-happiness.html, truy cập ngày 26/10/2021ii Noddings, N. (2003). Happiness and education. Cambridge University Press. 189đó vào thực tiễn như thế nào qua nghiên cứu “Một số giải pháp hiện thực hóa triết lýgiáo dục mới trong giáo dục phổ thông” [84]. 2.1.2. Giáo dục g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: