Danh mục

Giáo dục khai phóng – Một hướng đi cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.75 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giáo dục khai phóng – Một hướng đi cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam" tập trung phân tích khái niệm và ý nghĩa của giáo dục khai phóng; điểm qua sự hiện hữu của giáo dục khai phóng và sự thành công của nó ở các quốc gia phát triển phương Tây; giáo dục khai phóng ở Việt Nam: quá khứ và hiện tại; từ đó tác giả khẳng định giáo dục khai phóng vẫn là một đường hướng đúng đắn cho sự đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục khai phóng – Một hướng đi cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam GIÁO DỤC KHAI PHÓNG – MỘT HƯỚNG ĐI CHO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TS. Lê Thị Vinh*, TS. Phan Thành Nhâm** 1 2 Tóm tắt: Những ý tưởng về giáo dục khai phóng đã có từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại và đến nay đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, có những lúc thăng, lúc trầm với những nhận định và đánh giá khác nhau từ các nhà giáo dục. Nhưng vượt lên trên tất cả, chúng ta không thể phủ nhận những giá trị nhân văn do giáo dục khai phóng mang lại như sự đề cao phẩm giá con người, đề cao tinh thần tự do, tư duy phê phán độc lập, v.v. Chính nền giáo dục khai phóng đã nuôi dưỡng tự do, sức mạnh đạo đức để chuẩn bị cho con người cuộc sống có trách nhiệm và hạnh phúc trong một xã hội tốt đẹp. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích khái niệm và ý nghĩa của giáo dục khai phóng; điểm qua sự hiện hữu của giáo dục khai phóng và sự thành công của nó ở các quốc gia phát triển phương Tây; giáo dục khai phóng ở Việt Nam: quá khứ và hiện tại; từ đó tác giả khẳng định giáo dục khai phóng vẫn là một đường hướng đúng đắn cho sự đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục, giáo dục khai phóng, Việt Nam.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục khai phóng (liberal education) là mô hình giáo dục hiện đang được ápdụng rộng rãi tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển ở phương Tây cũng như ởphương Đông. Ở Đức vào thế kỷ 19, Đại học Humboldt (Đại học Berlin) – đại diệncho nền giáo dục đại học Đức, cũng như tinh thần giáo dục của châu Âu thế kỷ 19 đãmang trong mình hai dòng máu: Dòng máu của nền giáo dục khai phóng và dòng máucủa giáo dục khoa học. Giáo dục khai phóng thôi chưa đủ, nó có thể biến chất thànhkinh viện; và giáo dục khoa học thôi cũng chưa đủ, nó có thể tự hủy hoại tinh thầnnhân bản, làm biến chất con người và xã hội1. Giáo dục khai phóng, giáo dục nhân 3văn của Đại học Humboldt chính là nền tảng tinh thần quan trọng cho sự hùng cườngcủa nước Đức sau này và là nguồn cảm hứng cho giáo dục châu Âu và Mỹ, đặc biệtlà giáo dục đại học.* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.** Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.1 Xem Nguyễn Xuân Xanh (2019), Đại học: Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới từ trung cổ đến hiện đại, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 88.Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 619 Giáo dục khai phóng đã trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, có những thờiđiểm giáo dục khai phóng bị xem là thiếu tính thực tế, bởi những môn học không có tínhhữu dụng tức thì của nó. Nhưng hiện nay, giáo dục khai phóng là mô hình giáo dục đangđược áp dụng rộng rãi, nhất là ở bậc đại học tại Hoa Kỳ, các quốc gia tiên tiến có nềngiáo dục phát triển tại châu Âu, châu Á với đặc trưng là đào tạo linh hoạt, chú trọng cảchiều rộng và chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng cường khảnăng lựa chọn cho sinh viên1. Bên cạnh sự cần thiết của tri thức khoa học và kỹ thuật,thì kỹ năng mềm, cách ứng xử, tinh thần, thái độ sống của con người do các môn họcmang tính khai phóng như Triết học, Nghệ thuật, Lịch sử, Văn học, v.v mang lại ngàycàng đóng vai trò quan trọng. Trong tác phẩm Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, RandallStross cho rằng, từ trước đến nay, các chuyên ngành giáo dục khai phóng thường bị đánhgiá là “thiếu thực tế”, “thiếu kỹ năng”, không cung cấp đủ tri thức để sinh viên theo đuổimột nghề nghiệp cụ thể. Nhưng định kiến này không chính xác. Khác với kiểu giáo dụcđịnh hướng nghề nghiệp cụ thể, nền giáo dục khai phóng hướng tới trang bị cho sinhviên những kiến thức và kỹ năng thỏa mãn mọi ngành nghề2. Ở Việt Nam, trước năm 1975 (đặc biệt là ở miền Nam) đã từng có một nền giáodục đại học phát triển trên nền tảng triết lý giáo dục khai phóng, với tinh thần tự dohọc thuật, tự do nghiên cứu, tự chủ, dân tộc và tinh thần quốc tế. Tinh thần giáo dụckhai phóng của phương Tây không những đã từng bén rễ ở các trường đại học lớn ởViệt Nam, mà nó còn sản sinh ra những trí thức lớn như Tạ Quang Bửu, Nguyễn ThúcHào, Ngụy Như Kontum, Lê Văn Thiêm, Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn VănHuyên, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đăng Thục, Lương Kim Định, v.v. Tuy trải quanhững giai đoạn thăng trầm của lịch sử, “thế hệ vàng”, một “galaxy” học giả tầm cỡthế giới của Việt Nam đã qua đi, để phục hưng nền giáo dục Việt Nam thì tinh thầnkhai phóng với những giá trị bền vững của nó sẽ là đường hướng đúng đắn cho sự đổimới và phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Bản chất và ...

Tài liệu được xem nhiều: