Danh mục

Giáo dục kĩ năng thực hiện nội quy lớp học cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ chuẩn bị vào lớp 1 – Kết quả nghiên cứu trường hợp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.47 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu các nguyên tắc hành vi của phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, hỗ trợ trực quan và âm nhạc thơ ca Việt Nam trong thời gian lớp tiền học đường gần bốn tháng, cả hai trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều có những tiến bộ rõ rệt về việc tuân thủ nội quy lớp học. Bài viết cũng đề xuất cần phải tiến hành trên nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ và thời gian thực nghiệm dài hơn để chứng minh được tính hiệu quả rõ nét hơn của các biện pháp đã áp dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục kĩ năng thực hiện nội quy lớp học cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ chuẩn bị vào lớp 1 – Kết quả nghiên cứu trường hợp GIÁO DỤC KĨ NĂNG THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Mai Thị Phương1* Trần Thu Giang1Tóm tắtGiáo dục thực hiện nội quy lớp học có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với trẻrối loạn phổ tự kỷ do nhóm trẻ này có đặc điểm là cứng nhắc rập khuôn vàkhó thích nghi với sự thay đổi, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1. Bàiviết trình bày kết quả tổ chức giáo dục thực hiện nội quy lớp học cho hai trẻrối loạn phổ tự kỷ năm học 2020 trong lớp tiền học đường. Bằng việc sử dụngcác nguyên tắc hành vi của phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, hỗ trợtrực quan và âm nhạc thơ ca Việt Nam trong thời gian lớp tiền học đườnggần bốn tháng, cả hai trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều có những tiến bộ rõ rệt vềviệc tuân thủ nội quy lớp học. Bài viết cũng đề xuất cần phải tiến hành trênnhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ và thời gian thực nghiệm dài hơn để chứng minhđược tính hiệu quả rõ nét hơn của các biện pháp đã áp dụng.Từ khóa: thực hiện nội quy, tự kỷ, giáo dục hòa nhập, chuẩn bị vào lớp 1 DEVELOPING SKILLS OF OBEYING CLASSROOM RULES FOR CHILDREN WITH AUTISM SPECTRUM DISORDERS PREPARING TO GRADE 1 – CASE STUDY RESULTSAbstractDeveloping skills of obeying classroom rules has a great role and meaningfor children with autism spectrum disorders because this group of childrenis characterized by rigid stereotypes and being difficult to adapt to change,especially the preparation stage for grade 1. The article presents the resultsof organizing to develop skills of obeying classroom rules for two children1 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: phương.mt@vnies.edu.vn 720with autism spectrum disorders in the school year of 2020 in the pre-primaryclass. By using the behavioral principles of applied behavior analysis, visualaids, and Vietnamese music and poetry, both two children with autismspectrum disorders experienced significant progress in compliance withclassroom rules over a period of nearly four-month-class. The article alsosuggests that it is necessary to implement on many children with autismspectrum disorders and to have a longer experimental time to demonstratethe more obvious effectiveness of the applied measures.Keywords: skills of obeying classroom rules, autism spectrum disorders,inclusive education, preparing to grade 1I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong nghiên cứu này, kĩ năng (KN) thực hiện nội quy lớp học đượcxem xét là thành phần thuộc nhóm kỹ năng xã hội (KNXH). Do vậy, chúngtôi sẽ tổng quan các phương pháp giáo dục KNXH cho trẻ rối loạn phổ tựkỷ (RLPTK). Để giáo dục KNXH cho trẻ RLPTK có nhiều phương phápkhác nhau, trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào các phương phápsau: phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA (Applied BehaviorAnalysis), hỗ trợ trực quan (Visual supports) và trị liệu âm nhạc (MusicTherapy). Vào năm 1965, Ivar Lovass, một nhà tâm lý học đã lần đầu tiên cùngcộng sự áp dụng tiếp cận phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABAcho trẻ RLPTK tại khoa tâm lý, Trường Đại học California. Ý tưởng củaLovass là thông qua phương pháp ABA, các KNXH và hành vi có thể đượcdạy dỗ, luyện tập ngay cả đối với những trẻ mắc tự kỷ nặng. Mục tiêuchung và cuối cùng của phương pháp này là nhằm giúp mỗi trẻ hình thànhcác KN cơ bản, về lâu về dài trẻ có thể sống độc lập và thành công ở mứccó thể (Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013). Cách tiến hành phương pháp nàyđược thực hiện qua 3 bước: Bước 1: Đánh giá ban đầu để kiểm tra xem KNnào trẻ đã có, KN nào chưa có; Bước 2: Lựa chọn các mục tiêu trị liệu đốivới từng cá nhân dựa trên kết quả đánh giá ban đầu; Bước 3: Lên kế hoạchthực hiện từng KN trong mọi lĩnh vực (tự chăm sóc, nhận thức, giao tiếp,xã hội, vận động, chơi, …). Các KN này thường được chia nhỏ thành cácKN thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển từ đơn giản đến 721phức tạp (Harris & Delmolino, 2002). Có thể nói phương pháp ABA làmột trong những phương pháp giáo dục trẻ RLPTK đã có từ rất lâu và cógiá trị rất cao. Đến nay giá trị của nó vẫn không bị giảm sút theo thời gianvà hiện nay nhiều phương pháp và biện pháp được xây dựng cũng dựa trêncác nguyên tắc của phương pháp này. Sử dụng hỗ trợ trực quan (Visual supports) cũng là một biện pháp kháhữu hiệu trong can thiệp KNXH, tương tác xã hội cho trẻ RLPTK (Cohen& Sloan, 2007; Simpson et al., 2005; Nguyễn Thị Kim Anh, 2016). Các hỗtrợ trực quan bao gồm: lịch hoạt động, sách tranh về KNXH, bảng và thẻtranh, thẻ quyền lực,... (Cohen & Sloan, 2007; Nguyễn Thị Kim Anh, 2016;Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013). McClannahan và Krantz (1999) miêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: