Danh mục

Ứng dụng giáo dục STEM Art cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 893.20 KB      Lượt xem: 102      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng giáo dục STEM Art cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục STEAM trong chương trình GDPT 2018, học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học và giáo dục STEAM cho học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học; từ đó, đề xuất các chiến lược tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học, giúp các em đạt được thành công trong học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng giáo dục STEM Art cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0122Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 83-91This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEM ART CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆHỌC HÒA NHẬP Ở TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nguyễn Hà My*, Nguyễn Minh Phượng và Trần Thị Bích Ngọc Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Các nghiên cứu về STEM Art (viết tắt là STEAM) đã được áp dụng cho hầu hết mọi lứa tuổi, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và ở cả những cấp độ giáo dục cao hơn. Hiện nay, giáo dục STEAM cũng đã được triển khai trên đối tượng học sinh khuyết tật trong các môi trường giáo dục khác nhau. Bài báo này đề cập đến vấn đề nghiên cứu giáo dục STEAM cho học sinh khuyết tật trí tuệ (KTTT) học hòa nhập ở tiểu học theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Các vấn đề về giáo dục STEAM cho đối tượng học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học được thảo luận và một số chiến lược tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học được đề xuất trong bài báo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục STEAM nói chung và giáo dục STEAM cho học sinh KTTT trong môi trường hòa nhập ở tiểu học nói riêng. Từ khóa: STEM Art, hoạt động giáo dục STEAM, chiến lược dạy học, học sinh khuyết tật trí tuệ, giáo dục hòa nhập, giáo dục tiểu học, chương trình Giáo dục phổ thông 2018.1. Mở đầu Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được xây dựng theo định hướng phát triểnnăng lực và phẩm chất cho học sinh; trong đó, giáo dục STEM được đưa vào chương trìnhGDPT 2018 như một cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học(Science), công nghệ (Technology), kĩ thuật (Engineering) và toán học (Mathematics) vào giảiquyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Giáo dục STEM không hướng đến mục tiêuđào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viênmà chủ yếu trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng để làm việc và phát triển trong thế giớicông nghệ hiện đại ngày nay. Trong quá trình triển khai, mô hình giáo dục STEM đã mang lạinhiều thành quả lớn cho học sinh. Tuy nhiên, các nhà giáo dục nhận ra rằng nếu chỉ đào tạo vềtư duy khoa học thì chưa đủ để giúp học sinh có thể trưởng thành một cách toàn diện. Vì vậy,giáo dục STEM được phát triển thành một mô hình mới là STEM Art (viết tắt là STEAM). STEAM là sự ứng dụng giáo dục tương tác đa chiều với các buổi thực hành kết hợp cáchoạt động sáng tạo và trải nghiệm được áp dụng trong các hoạt động học tập và giáo dục ở nhàtrường. STEAM có thể coi là sự mở rộng của mô hình giáo dục STEM. Trong chương trình cấptiểu học, theo chương trình GDPT 2018, giáo dục STEAM được tiếp cận và triển khai trong cácmôn học cũng như hoạt động giáo dục với mục đích giúp học sinh được tự do khám phá và tìmra các cách giải quyết vấn đề dựa trên những sản phẩm nghệ thuật các em làm ra. Điều này sẽgiúp kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của mỗi học sinh. Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứucủa Daugherty (2013), Platz (2007) về động lực học tập của học sinh trong giáo dục STEM, cácNgày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Hà My. Địa chỉ e-mail: nhmy@hnue.edu.vn 83 Nguyễn Hà My*, Nguyễn Minh Phượng và Trần Thị Bích Ngọctác giả đã đưa ra lập luận rằng giáo dục STEM nên được mở rộng, tích hợp thêm yếu tố nghệthuật (Art) để tạo điều kiện và thúc đẩy khả năng tiếp cận học tập STEM trên tất cả các đốitượng học sinh [1][2]. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM trong lớp học không nênphụ thuộc vào trình độ năng lực của học sinh bởi một lớp học hòa nhập thúc đẩy quyền tiếp cậngiáo dục STEAM cho tất cả người học, trong đó có học sinh khuyết tật [1-2]. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về giáo dục STEAM cho học sinh khuyết tật trong môitrường hòa nhập, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến việc làm thế nào để đáp ứng các nhucầu đặc biệt của học sinh trong việc thiết kế các kế hoạch bài dạy hay kế hoạch hoạt động giáodục cho tất cả học sinh. Để đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018 đã ban hành,các nhà trường cần ứng dụng giáo dục STEAM một cách có chiến lược và sáng tạo, góp phầngiúp học sinh khuyết tật học hòa nhập đạt được thành công trong các lĩnh vực của STEAM.Trong bài báo này, chúng tôi tìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục STEAM trong chương trìnhGDPT 2018, học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học và giáo dục STEAM cho học sinh KTTThọc hòa nhập ở tiểu học; từ đó, đề xuất các chiến lược tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: