Danh mục

Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.01 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây sau khi làm rõ khái niệm “thị trường lao động” và “việc làm bền vững”sẽ tập trung phân tích về các nhóm yếu tố cơ bản về mô hình hợp tác giữa GDNN và doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả đánh giá về những hạn chế trong hợp tác GDNN và doanh nghiệp hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GẮN VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG Hoàng Thị Minh Phương* Tóm tắt: Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững làyêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.Bài viết dưới đây sau khi làm rõ khái niệm “thị trường lao động” và “việc làm bền vững”sẽtập trung phân tích về các nhóm yếu tố cơ bản về mô hình hợp tác giữa GDNN và doanhnghiệp. Trên cơ sở kết quả đánh giá về những hạn chế trong hợp tác GDNN và doanh nghiệphiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự gắn kết giữa GDNN với thị trườnglao động và việc làm bền vững. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động, việc làm bền vững, hợp tácdoanh nghiệp 1. Đặt vấn đề Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp (DN) là xu hướng tất yếu trongcơ chế thị trường. Việc gắn kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả các cơ sở giáodục nghề nghiệp (GDNN) và DN. Ở nước ta hiện nay, mặc dù các cơ sở GDNN vàDN đã nhận thức được lợi ích của việc hợp tác với nhau nhưng do vấn đề mới mẻnên các bên còn lúng túng, chưa thực sự quyết tâm hợp tác. Hiện nay, chưa có một cơ chế đủ mạnh để ràng buộc các DN cung cấp cơ sởdữ liệu về nguồn nhân lực DN cần trong khoảng thời gian ngắn cũng như lâu dài,để các trường, các cơ sở GDNN căn cứ vào đó đào tạo đúng và trúng, tránh đàotạo dư thừa, mất cân đối. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có thể dự báo nguồnnhân lực, những ngành nghề sẽ cần cho thị trường lao động trong tương lai… Câuchuyện kết nối cung - cầu trong đào tạo được nhắc đến nhiều nhưng vẫn khó thựchiện khi nơi đào tạo và nhà tuyển dụng chưa có tiếng nói chung về mặt chiến lượcnhân lực. 2. Thị trường lao động và việc làm bền vững 2.1. Thị trường lao động Thị trường lao động (TTLĐ) là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa mộtbên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sứclao động đó. Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có* Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 351sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượngvà chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng. Về cơ bảnTTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luậtđộc quyền… Đào tạo gắn với TTLĐ là đào tạo theo hướng cầu, thông tin của TTLĐ đưara về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động là căn cứ để các cơ sở GDNN tuyểnsinh, phát triển chương trình, tổ chức đào tạo và cấp văn bằng chứng chỉ cũngnhư đổi mới quản trị đào tạo. 2.2. Việc làm bền vững Theo ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việclàm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm đượctôn trọng. Theo Wikepedia thì việc làm bền vững là công việc tạo cơ hội cho cảnam và nữ được làm việc tự do, bình đẳng, an toàn và toàn vẹn nhân phẩm [8]. Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và Chiến lược phát triển việclàm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đã chỉ ra các khía cạnh để nhận biết việclàm bền vững là: Cơ hội việc làm, làm việc trong điều kiện tự do, việc làm năngsuất, bình đẳng trong công việc, an toàn tại nơi làm việc, bảo đảm nhân phẩm tạinơi làm việc. Các yếu tố cơ bản cấu thành việc làm bền vững bao gồm: - Các quyền của người lao động tại nơi làm việc: + Làm việc hiệu quả, làm việc với đúng trình độ cá nhân, bảo đảm nhânphẩm tại nơi làm việc; + Làm việc với các điều kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ hội phát triểnvà hoàn thiện các kỹ năng cá nhân; + An toàn tại nơi làm việc hướng tới chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa cácrủi ro; + Quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, xóabỏ sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp tại nơi làm việc. - Tạo việc làm và xúc tiến việc làm: Đây là một nội dung quan trọng trongviệc làm bền vững, việc làm bền vững không chỉ tạo ra cơ sở vật chất cho xã hộinói chung và người lao động nói riêng mà còn tạo ra việc làm mới và xúc tiến tạoviệc làm. Tạo việc làm là đưa người lao động vào làm việc, tạo ra trạng thái phùhợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhucầu thị trường. - Bảo trợ xã hội: Bảo trợ xã hội là một loạt các chính sách, chương trình côngvà tư được xã hội thực thi để đáp lại nhu cầu nảy sinh trong những tình huống352khác nhau để cân bằng sự thiếu hụt hoặc suy giảm đáng kể của thu nhập từ côngviệc; Mục tiêu của bảo trợ xã hội là các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế, trẻem... thông qua việc cung cấp cho mọi người sự chăm sóc về sức khoẻ, nhà ở vàcác nhu cầu thiết yếu cơ bản khác. - Đối thoại xã hội: Đối thoại xã hội là ...

Tài liệu được xem nhiều: