Danh mục

Giáo dục nghề nghiệp trước tác động của cách mạng 4.0

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.10 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những đặc điểm, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm, lao động và những tác động tích cực, tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục nghề nghiệp trước tác động của cách mạng 4.0 GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 TS. Bùi Thị Huế1 Tóm tắt: Bài viết trình bày những đặc điểm, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm, lao động và những tác động tích cực, tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm. Abstract: This paper refers to the characteristics as well as the impact of industrial revolution 4.0 on the employment, labor and positive and negative impacts of industrial revolution 4.0 to vocational education in Vietnam; and then points out direction and solutions for vocationaleducation in the context of industrial revolution 4.0. Keywords: industrial revolution 4.0; vocational education; labor; employment. Chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, có tác động to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ phạm vi toàn cầu đến mức độ khu vực và quốc gia. Đây cũng sẽ là một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Bài viết trình bày những tác động tích cực, tiêu cực và thách thức mà Cách mạng 4.0 đem lại đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và đưa ra một số định hướng đổi mới để giáo dục nghề nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp với xu thế giáo dục mới từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. 1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp không ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối Internet. Đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực như robot, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất trên toàn Thế giới. 1 Email: buihue48@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 499 Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động đặc biệt đến sự thay đổi của thị trường lao động, tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, phá vỡ cấu trúc thị trường lao động truyền thống ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Nhu cầu về lao động chất lượng cao tăng lên, nhu cầu về lao động phổ thông, tay nghề bậc trung và thấp sẽ sụt giảm nhanh chóng. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra khoảng 2 triệu việc làm mới trong các ngành công nghệ cao và tự động hóa, nhưng sẽ làm biến mất khoảng 7 triệu việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông và lao động trình độ thấp1. Tại các nước phát triển, người lao động đang phải đối mặt với một thực tế là trí thông minh nhân tạo dần thay thế con người trên nhiều lĩnh vực. Lao động tại khu vực ASEAN cũng đang phải đối mặt với tình trạng thay đổi cơ cấu lao động mạnh mẽ. Theo báo cáo của ABD và ILO, 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa. Trong đó, 88% lao động Campuchia và 64% lao động Indonesia có nguy cơ bị thay thế bằng robot dưới tác động của làn sóng tự động hóa2. Tại Việt Nam, dự báo cũng có khoảng 75% người lao động làm những công việc giản đơn có nguy cơ cao bị mất việc làm khi các loại máy móc có thể tự liên kết với nhau không cần đến sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không phải là mất việc làm mà là thay đổi công việc, yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kỹ năng của con người, trình độ kỹ thuật số. Do vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, người lao động cần có trình độ kỹ thuật số, kỹ năng cảm xúc xã hội, hành vi. Những sự thay đổi này của sản xuất và cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động tương lai, đặt ra nhiều vấn đề đối với giáo dục nghề nghiệp. Cuộc cách mạng này đã và sẽ hình thành những công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học cả trong đời sống, sản xuất, cũng như trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện, danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Sẽ là sự liên kết của các lĩnh vực lý - ...

Tài liệu được xem nhiều: