Giáo dục nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 365.73 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giáo dục nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh" nhằm góp phần nhận diện giá trị, tầm quan trọng của giáo dục văn hóa và nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong hệ thống giáo dục Tây Ninh, nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc rất cần được đánh giá thực trạng một cách đầy đủ, chính xác để có chính sách bảo tồn và phát huy phù hợp nhất trong xã hội đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN GIAN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NINH ThS. Trần Thị Bích Thủy127 Tóm tắt: Nghệ thuật trình diễn dân gian (NTTDDG) có thể xem là phương tiện giao tiếp, kết nốicon người và lan tỏa, thâm nhập văn hóa dễ dàng. Nó biểu hiện nhận thức, thẩm mỹ và bảnsắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc. Nghệ thuật trình diễn dân gian của cộng đồng các dântộc thiểu số Khmer, Chăm, Hoa, Thái, Mường... ở Tây Ninh đa dạng, phong phú và đặc sắc.Song, với nhiều yếu tố tác động như chiến tranh, sống cộng cư với người Kinh và các cộngđồng người khác, công nghiệp hóa hiện đại hóa,... đã làm biến đổi ít nhiều, thậm chí có nguycơ mai một. Vì vậy, để góp phần nhận diện giá trị, tầm quan trọng của giáo dục văn hóa vànghệ thuật các dân tộc thiểu số trong hệ thống giáo dục Tây Ninh, nghệ thuật trình diễn dângian các dân tộc rất cần được đánh giá thực trạng một cách đầy đủ, chính xác để có chính sáchbảo tồn và phát huy phù hợp nhất trong xã hội đương đại.Từ khóa: Tây Ninh, nghệ thuật trình diễn dân gian, dân tộc thiểu số. 1. Khái quát nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh Tây Ninh, vùng biên viễn ẩn chứa nhiều huyền thoại, huyền bí đầy tâm linh giúp conngười ta an trú tâm hồn khi đến vùng đất này. Đây cũng là nơi nhiều tộc người đến sinh sốngqua nhiều thế hệ như người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Mường, Thái, Tà Mun... Theo Báo cáocủa Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, tính đến năm 2022 tỉnh có khoảng 1.188.758 người,trong đó có 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống với 5.551 hộ/ 20.415 người, chiếm 1,73% dânsố. Nhiều nhất là dân tộc Khmer (chiếm 0,78% dân số), chủ yếu tại các huyện Tân Châu, TânBiên, Châu Thành, thị xã Hòa Thành, thành phố Tây Ninh và theo Phật giáo, một số ít theoĐạo Cao Đài. Kế đến là dân tộc Chăm (chiếm 0,38% dân số), sinh sống chủ yếu ở thành phốTây Ninh, huyện Tân Châu và huyện Tân Biên, đa số theo Hồi Giáo Islam. Dân tộc Hoa(chiếm 0,26% dân số), sống chủ yếu ở thành phố Tây Ninh và huyện Gò Dầu, thị xã TrảngBàng, thị xã Hòa Thành đa số theo đạo Phật. Ngoài ra còn có người Tà Mun (chiếm 0,15%dân số) theo đạo Cao Đài và sinh sống tại thành phố Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu vàhuyện Tân Châu. Các dân tộc khác (Ấn, Mường, Thái, Châu ro, Tày, Nùng,…) sống đan xenvới đồng bào người Kinh. Chính sự đa dạng tộc người đã làm cho bức tranh nghệ thuật trình diễn dân gian ở TâyNinh trở nên đa sắc với nhiều hình thức. NTTDDG hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sốngcon người, ăn sâu vào tâm thức và trở thành nét văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng dântộc. Nó dễ dàng lan tỏa và thâm nhập trong cộng đồng vì có chức năng như là phương tiện127 Phân Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. 324giao tiếp, kết nối, biểu hiện nhận thức, niềm tin và thẩm mỹ của cộng đồng với chức năng tậphợp, cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, giải trí trong cộng đồng... NTTDDG được con người sáng tạo để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho chínhmình, cho cộng đồng trong sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, tín ngưỡng - tôn giáo. Trong quá trìnhthực hành, chủ yếu là truyền miệng, mọi người dần chỉnh sửa, nâng cao để các tác phẩm ngàycàng hoàn chỉnh hơn, hấp dẫn hơn, dễ tiếp nhận và lưu truyền hơn. Vì vậy, NTTDDG thườngrất dễ hiểu, gần gũi, sinh động, nhiều dị bản thể hiện sự lạc quan, yêu đời… NTTDDG của người Khmer đã hình thành và phát triển gắn liền với chiều dài lịch sử củavăn hóa dân tộc. Loại hình nghệ thuật này được duy trì đến nhiều thế hệ với nhiều giai điệu,ca từ, nhạc cụ, vũ điệu. Đặc biệt, nghệ thuật múa trống Chhay-dăm đã được hình thành vàphát triển ở Tây Ninh hàng trăm năm, thể hiện sự đoàn kết cộng đồng qua những vũ điệu đánhtrống mạnh mẽ của những vũ công nam giới. Nghệ thuật múa trống Chhay-dăm đã được côngnhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014 (Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Người Chăm ở Tây Ninh theo tôn giáo Islam vì vậy giáo luật Islam chi phối gần nhưtuyệt đối đến tất cả các mặt trong đời sống cộng đồng. Đấng Allah (Thượng đế) là nơi họ traogởi tuyệt đối đức tin suốt một đời người. Họ tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về Halal(điều được phép) và Haram (điều bị cấm). Vì vậy, NTTDDG của người Chăm ở Tây Ninhmang màu sắc Hồi giáo. Theo Tô Vũ trong “Dân ca Tây Ninh trong kho tàng dân ca ViệtNam”: Dân ca của người Chăm ở Tây Ninh chịu ảnh hưởng nhạc múa, khúc thức vuông vắn,câu cú cân đối, phân minh... không thanh điệu, giai điệu một cách rõ nét, thường hay có sựnhắc đi nhắc lại những âm cùng một độ cao, tạo nên nét nhạc du dương và êm ái. Song, dothực hiện theo giáo luật nghiêm ngặt, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN GIAN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NINH ThS. Trần Thị Bích Thủy127 Tóm tắt: Nghệ thuật trình diễn dân gian (NTTDDG) có thể xem là phương tiện giao tiếp, kết nốicon người và lan tỏa, thâm nhập văn hóa dễ dàng. Nó biểu hiện nhận thức, thẩm mỹ và bảnsắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc. Nghệ thuật trình diễn dân gian của cộng đồng các dântộc thiểu số Khmer, Chăm, Hoa, Thái, Mường... ở Tây Ninh đa dạng, phong phú và đặc sắc.Song, với nhiều yếu tố tác động như chiến tranh, sống cộng cư với người Kinh và các cộngđồng người khác, công nghiệp hóa hiện đại hóa,... đã làm biến đổi ít nhiều, thậm chí có nguycơ mai một. Vì vậy, để góp phần nhận diện giá trị, tầm quan trọng của giáo dục văn hóa vànghệ thuật các dân tộc thiểu số trong hệ thống giáo dục Tây Ninh, nghệ thuật trình diễn dângian các dân tộc rất cần được đánh giá thực trạng một cách đầy đủ, chính xác để có chính sáchbảo tồn và phát huy phù hợp nhất trong xã hội đương đại.Từ khóa: Tây Ninh, nghệ thuật trình diễn dân gian, dân tộc thiểu số. 1. Khái quát nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh Tây Ninh, vùng biên viễn ẩn chứa nhiều huyền thoại, huyền bí đầy tâm linh giúp conngười ta an trú tâm hồn khi đến vùng đất này. Đây cũng là nơi nhiều tộc người đến sinh sốngqua nhiều thế hệ như người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Mường, Thái, Tà Mun... Theo Báo cáocủa Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, tính đến năm 2022 tỉnh có khoảng 1.188.758 người,trong đó có 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống với 5.551 hộ/ 20.415 người, chiếm 1,73% dânsố. Nhiều nhất là dân tộc Khmer (chiếm 0,78% dân số), chủ yếu tại các huyện Tân Châu, TânBiên, Châu Thành, thị xã Hòa Thành, thành phố Tây Ninh và theo Phật giáo, một số ít theoĐạo Cao Đài. Kế đến là dân tộc Chăm (chiếm 0,38% dân số), sinh sống chủ yếu ở thành phốTây Ninh, huyện Tân Châu và huyện Tân Biên, đa số theo Hồi Giáo Islam. Dân tộc Hoa(chiếm 0,26% dân số), sống chủ yếu ở thành phố Tây Ninh và huyện Gò Dầu, thị xã TrảngBàng, thị xã Hòa Thành đa số theo đạo Phật. Ngoài ra còn có người Tà Mun (chiếm 0,15%dân số) theo đạo Cao Đài và sinh sống tại thành phố Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu vàhuyện Tân Châu. Các dân tộc khác (Ấn, Mường, Thái, Châu ro, Tày, Nùng,…) sống đan xenvới đồng bào người Kinh. Chính sự đa dạng tộc người đã làm cho bức tranh nghệ thuật trình diễn dân gian ở TâyNinh trở nên đa sắc với nhiều hình thức. NTTDDG hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sốngcon người, ăn sâu vào tâm thức và trở thành nét văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng dântộc. Nó dễ dàng lan tỏa và thâm nhập trong cộng đồng vì có chức năng như là phương tiện127 Phân Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. 324giao tiếp, kết nối, biểu hiện nhận thức, niềm tin và thẩm mỹ của cộng đồng với chức năng tậphợp, cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, giải trí trong cộng đồng... NTTDDG được con người sáng tạo để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho chínhmình, cho cộng đồng trong sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, tín ngưỡng - tôn giáo. Trong quá trìnhthực hành, chủ yếu là truyền miệng, mọi người dần chỉnh sửa, nâng cao để các tác phẩm ngàycàng hoàn chỉnh hơn, hấp dẫn hơn, dễ tiếp nhận và lưu truyền hơn. Vì vậy, NTTDDG thườngrất dễ hiểu, gần gũi, sinh động, nhiều dị bản thể hiện sự lạc quan, yêu đời… NTTDDG của người Khmer đã hình thành và phát triển gắn liền với chiều dài lịch sử củavăn hóa dân tộc. Loại hình nghệ thuật này được duy trì đến nhiều thế hệ với nhiều giai điệu,ca từ, nhạc cụ, vũ điệu. Đặc biệt, nghệ thuật múa trống Chhay-dăm đã được hình thành vàphát triển ở Tây Ninh hàng trăm năm, thể hiện sự đoàn kết cộng đồng qua những vũ điệu đánhtrống mạnh mẽ của những vũ công nam giới. Nghệ thuật múa trống Chhay-dăm đã được côngnhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014 (Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Người Chăm ở Tây Ninh theo tôn giáo Islam vì vậy giáo luật Islam chi phối gần nhưtuyệt đối đến tất cả các mặt trong đời sống cộng đồng. Đấng Allah (Thượng đế) là nơi họ traogởi tuyệt đối đức tin suốt một đời người. Họ tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về Halal(điều được phép) và Haram (điều bị cấm). Vì vậy, NTTDDG của người Chăm ở Tây Ninhmang màu sắc Hồi giáo. Theo Tô Vũ trong “Dân ca Tây Ninh trong kho tàng dân ca ViệtNam”: Dân ca của người Chăm ở Tây Ninh chịu ảnh hưởng nhạc múa, khúc thức vuông vắn,câu cú cân đối, phân minh... không thanh điệu, giai điệu một cách rõ nét, thường hay có sựnhắc đi nhắc lại những âm cùng một độ cao, tạo nên nét nhạc du dương và êm ái. Song, dothực hiện theo giáo luật nghiêm ngặt, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Giáo dục văn hóa Giáo dục nghệ thuật dân tộc Giáo dục nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật trình diễn dân gian Dân tộc thiểu số Hệ thống giáo dục Tây NinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 145 0 0
-
15 trang 129 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
11 trang 86 0 0
-
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 83 1 0 -
34 trang 65 0 0
-
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 64 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Cơ sở dữ liệu về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ bảo tàng học
9 trang 61 0 0 -
11 trang 59 0 0