Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 318.39 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁO DỤC NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đặng Danh Hướng* Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội Email: danhhuong01071988@gmail.com Tóm tắt: Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc. Nên những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận như tạo ra sự đổi mới trong nhận thức của đồng bào về bảo vệ môi trường, đồng bào dân tộc thiểu số ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung,… Bài viết tập trung phân tích thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong thời gian tới. Từ khóa: Giáo dục, bảo vệ môi trường, dân tộc thiểu số, Tây Bắc, thực trạng. 1. GIỚI THIỆU Tây Bắc Bộ là vùng đất rộng bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái, chiếm 16,3 % diện tích cả nước, người thưa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, mật độ trung bình khoảng 98 người/km2, địa hình thiên nhiên đa dạng, nhiều rừng núi, sông ngòi, nằm ở đầu nguồn thủy lực, có nhiều lợi thế về tài nguyên môi trường để phát triển một nền kinh tế bền vững [5]. Đã có một số nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số được công bố như: Vũ Thị Thanh Minh (2015) [6] đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Hoàng Văn Quynh (2016) [7] đã nghiên cứu về luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của một số tộc người ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù nghiên cứu của hai tác giả chưa đại diện được hết cho các nghiên cứu của tác giả Việt Nam về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Nhưng công trình nghiên cứu của hai tác giả cho biết nhận thức bảo vệ môi trường của đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện từ rất lâu và tùy theo điều kiện tự nhiên nơi cư trú của mình mà đồng bào có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng để hài hoà với thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức bảo vệ môi trường đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn cho ngăn ngừa ô nhiễm và bảo đảm phát triển bền vững. Đây chính là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Qua đó, tác giả mong muốn góp phần vào nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam. Khảo sát thực tế hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường các tỉnh vùng Tây Bắc, tác giả ghi nhận đồng bào dân tộc thiểu số đã nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, điều này tạo điều kiện phát triển bền vững các tỉnh vùng Tây Bắc. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bằng phương pháp khảo sát thực tế tại các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên có ảnh hưởng lớn bởi sự biến đổi môi trường sinh thái, tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu, với nội dung về sự tác động hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời kết hợp với phương pháp điều tra các tài liệu thứ cấp, bài viết phân tích thực trạng hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp, tác giả nhận thấy thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc như dưới đây. 460 Đặng Danh Hướng 3.1. Thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Từ các tài liệu thứ cấp thu thập tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc cho thấy, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới việc thức bảo vệ môi trường khu vực miền núi Tây Bắc, nên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo bảo vệ môi trường. Cụ thể: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 14/4/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH và Nghị quyết số 16/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁO DỤC NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đặng Danh Hướng* Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội Email: danhhuong01071988@gmail.com Tóm tắt: Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc. Nên những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận như tạo ra sự đổi mới trong nhận thức của đồng bào về bảo vệ môi trường, đồng bào dân tộc thiểu số ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung,… Bài viết tập trung phân tích thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong thời gian tới. Từ khóa: Giáo dục, bảo vệ môi trường, dân tộc thiểu số, Tây Bắc, thực trạng. 1. GIỚI THIỆU Tây Bắc Bộ là vùng đất rộng bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái, chiếm 16,3 % diện tích cả nước, người thưa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, mật độ trung bình khoảng 98 người/km2, địa hình thiên nhiên đa dạng, nhiều rừng núi, sông ngòi, nằm ở đầu nguồn thủy lực, có nhiều lợi thế về tài nguyên môi trường để phát triển một nền kinh tế bền vững [5]. Đã có một số nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số được công bố như: Vũ Thị Thanh Minh (2015) [6] đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Hoàng Văn Quynh (2016) [7] đã nghiên cứu về luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của một số tộc người ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù nghiên cứu của hai tác giả chưa đại diện được hết cho các nghiên cứu của tác giả Việt Nam về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Nhưng công trình nghiên cứu của hai tác giả cho biết nhận thức bảo vệ môi trường của đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện từ rất lâu và tùy theo điều kiện tự nhiên nơi cư trú của mình mà đồng bào có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng để hài hoà với thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức bảo vệ môi trường đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn cho ngăn ngừa ô nhiễm và bảo đảm phát triển bền vững. Đây chính là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Qua đó, tác giả mong muốn góp phần vào nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam. Khảo sát thực tế hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường các tỉnh vùng Tây Bắc, tác giả ghi nhận đồng bào dân tộc thiểu số đã nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, điều này tạo điều kiện phát triển bền vững các tỉnh vùng Tây Bắc. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bằng phương pháp khảo sát thực tế tại các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên có ảnh hưởng lớn bởi sự biến đổi môi trường sinh thái, tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu, với nội dung về sự tác động hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời kết hợp với phương pháp điều tra các tài liệu thứ cấp, bài viết phân tích thực trạng hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp, tác giả nhận thấy thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc như dưới đây. 460 Đặng Danh Hướng 3.1. Thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Từ các tài liệu thứ cấp thu thập tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc cho thấy, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới việc thức bảo vệ môi trường khu vực miền núi Tây Bắc, nên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo bảo vệ môi trường. Cụ thể: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 14/4/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH và Nghị quyết số 16/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo vệ môi trường Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường Tuyên truyền giáo dục môi trường Xây dựng nông thôn mới Pháp luật về bảo vệ môi trườngTài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 693 0 0 -
35 trang 344 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 289 0 0 -
10 trang 288 0 0
-
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 238 4 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 182 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 146 0 0 -
130 trang 143 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 139 0 0 -
22 trang 126 0 0