Giáo dục phổ thông Việt Nam – Một số vấn đề căn bản cần thay đổi
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 212.09 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giáo dục phổ thông Việt Nam – Một số vấn đề căn bản cần thay đổi" trao đổi, đề cập một số vấn đề căn bản cần thay đổi ở cấp học Giáo dục Tiểu học và Trung học. Trong các thành tố của quá trình giáo dục và dạy học, có lẽ yếu tố nội dung là quan trọng nhất, bởi nội dung chưa thay đổi tốt thì việc thay đổi phương pháp, cách thức dạy học hay cách thức kiểm tra, đánh giá đều mang lại ít kết quả tích cực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục phổ thông Việt Nam – Một số vấn đề căn bản cần thay đổi GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN CẦN THAY ĐỔI TS. Lê Minh*1, ThS. Lê Thị Thanh Hà**2 Tóm tắt: Bài viết trao đổi, đề cập một số vấn đề căn bản cần thay đổi ở cấp học Giáo dục Tiểu học và Trung học. Trong các thành tố của quá trình giáo dục và dạy học, có lẽ yếu tố nội dung là quan trọng nhất, bởi nội dung chưa thay đổi tốt thì việc thay đổi phương pháp, cách thức dạy học hay cách thức kiểm tra, đánh giá đều mang lại ít kết quả tích cực. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào các hạn chế về vấn đề nội dung học tập, chương trình học ở cấp học Giáo dục Tiểu học và Trung học. Đây là những vấn đề đều đã được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu nhưng cần thay đổi một cách mạnh mẽ hơn nữa để hướng đến một nền giáo dục thực chất. Từ khóa: Giáo dục phổ thông Việt Nam, Giáo dục Tiểu học, Trung học, nội dung kiến thức phổ thông, chương trình phổ thông, thay đổi chương trình giáo dục.1. MỞ ĐẦU Giáo dục phổ thông là bậc học nền tảng của mỗi một quốc gia, đây là bậc họccung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất củangười học, hướng tới xây dựng người công dân tích cực có ích cho xã hội. Đây đượccoi là mục tiêu khái quát, có thể nói là của mọi nền giáo dục phổ thông trên thế giới.Giáo dục có lẽ không phức tạp, khó khăn nếu người học – sản phẩm của nền giáo dụccũng giống như một chiếc máy tính, ô tô của nền công nghiệp. Nền giáo dục của mọithời kỳ luôn phải tư duy bài toán vô cùng phức tạp: làm thế nào để đào tạo hàng trămnghìn, hàng chục triệu học sinh ở một khối lớp, bậc học nhất định – những sản phẩmđặc biệt với tính cách, nhận thức, khí chất, thái độ, tính tích cực, nhu cầu, sở thích…rất khác nhau theo 1 công thức, chương trình chuẩn mực mà tránh được sự rập khuôn,máy móc, dán nhãn chung đồng loạt nhưng cũng lại đảm bảo một vài cái chung nhấtđịnh, theo yêu cầu của xã hội, dân tộc. Cách thức chung ai cũng hiểu, nhưng chúng ta vẫn thấy hạn chế rất lớn của giáo dụcthế giới và giáo dục Việt Nam là vẫn còn khiên cưỡng người học theo những chươngtrình giáo dục, giảng dạy chuẩn nào đó để cho ra các sản phẩm đồng loạt theo chuẩn kiến Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.**Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 391thức, chuẩn thi cử, chuẩn bằng cấp, chuẩn kỹ năng nhất định. Đây là điều phụ huynh,thầy cô, nhà trường, hệ thống giáo dục không mong muốn; nhưng chúng ta đang bị cuốntheo như một thói quen mà không có biện pháp để dừng xu hướng này được, cũng nhưdừng lại thì không thể đào tạo mà không có chuẩn, không có định hướng. Vậy, tìm kiếm cái chuẩn nào đây cho nhà trường phổ thông, để thầy cô vẫn hìnhdung ra được mô hình nhân cách chuẩn mà mình sẽ đào tạo ở người học, đồng thời linhhoạt, sáng tạo để tạo ra những người học chuẩn nhưng rất đặc sắc, phong phú về tàinăng, thành tựu, đa dạng về phong cách. Chúng ta đào tạo con người, không phải lậptrình robot. Sáng tạo, độc đáo phải là yếu tố hàng đầu của giáo dục trong thế kỷ XXI này. Với mong muốn thay đổi những hạn chế của nền giáo phổ thông Việt Nam, trongđó tính cứng nhắc, thiếu sáng tạo, chưa quan tâm đến tính cá nhân, tính độc đáo củatừng người học là hạn chế lớn trong nền giáo dục phổ thông Việt Nam cần sớm đượcthay đổi. Ngoài ra, các vấn đề về hoạt động hành chính giáo dục; giáo dục các nộidung thiết yếu như giới tính, kỹ năng mềm, bảo vệ môi trường… cũng cần được chútrọng. Bài viết tập trung đến hai cấp học: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học; bànđến một số vấn đề căn bản cần thay đổi ở hai bậc học này.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN CẦN THAY ĐỔI Ở CẤP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Mục tiêu quan trọng của Giáo dục Tiểu học là giúp trẻ đọc thông, viết thạo; thựchiện được các phép tính toán cơ bản; có hiểu biết về các vấn đề đạo đức, tự nhiên, xãhội đơn giản; ý thức được nhiệm vụ học tập và được rèn luyện cách học, phương pháphọc. Hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học là hoạt động học tập, đây là giai đoạnlứa tuổi quan trọng để hình thành ý thức học tập, khơi gợi tinh thần học tập dựa trênnhững đặc điểm tâm lý thuận lợi của trẻ: tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá …mọi thứ trong thế giới khách quan. Trong những năm đầu cấp Tiểu học, trẻ cũng rấtnghe lời thầy cô, dễ dàng tiếp nhận những gì thầy cô chỉ dạy, tổ chức. Nhà trường Tiểu học của chúng ta, đã cố gắng rèn luyện, cung cấp cho học sinhnhững tri thức khoa học cơ bản, giúp trẻ đọc thông viết thạo nhưng chưa thực sự dạycho trẻ cách học, phương pháp học cũng như hiểu được ý nghĩa của việc học: học chobản thân, học để hoàn thiện chính nhân cách của mình. Bên cạnh mục đích cung cấptri thức, việc trang bị cách học, rèn luyện tính tích cực học tập phải trở thành ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục phổ thông Việt Nam – Một số vấn đề căn bản cần thay đổi GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN CẦN THAY ĐỔI TS. Lê Minh*1, ThS. Lê Thị Thanh Hà**2 Tóm tắt: Bài viết trao đổi, đề cập một số vấn đề căn bản cần thay đổi ở cấp học Giáo dục Tiểu học và Trung học. Trong các thành tố của quá trình giáo dục và dạy học, có lẽ yếu tố nội dung là quan trọng nhất, bởi nội dung chưa thay đổi tốt thì việc thay đổi phương pháp, cách thức dạy học hay cách thức kiểm tra, đánh giá đều mang lại ít kết quả tích cực. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào các hạn chế về vấn đề nội dung học tập, chương trình học ở cấp học Giáo dục Tiểu học và Trung học. Đây là những vấn đề đều đã được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu nhưng cần thay đổi một cách mạnh mẽ hơn nữa để hướng đến một nền giáo dục thực chất. Từ khóa: Giáo dục phổ thông Việt Nam, Giáo dục Tiểu học, Trung học, nội dung kiến thức phổ thông, chương trình phổ thông, thay đổi chương trình giáo dục.1. MỞ ĐẦU Giáo dục phổ thông là bậc học nền tảng của mỗi một quốc gia, đây là bậc họccung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất củangười học, hướng tới xây dựng người công dân tích cực có ích cho xã hội. Đây đượccoi là mục tiêu khái quát, có thể nói là của mọi nền giáo dục phổ thông trên thế giới.Giáo dục có lẽ không phức tạp, khó khăn nếu người học – sản phẩm của nền giáo dụccũng giống như một chiếc máy tính, ô tô của nền công nghiệp. Nền giáo dục của mọithời kỳ luôn phải tư duy bài toán vô cùng phức tạp: làm thế nào để đào tạo hàng trămnghìn, hàng chục triệu học sinh ở một khối lớp, bậc học nhất định – những sản phẩmđặc biệt với tính cách, nhận thức, khí chất, thái độ, tính tích cực, nhu cầu, sở thích…rất khác nhau theo 1 công thức, chương trình chuẩn mực mà tránh được sự rập khuôn,máy móc, dán nhãn chung đồng loạt nhưng cũng lại đảm bảo một vài cái chung nhấtđịnh, theo yêu cầu của xã hội, dân tộc. Cách thức chung ai cũng hiểu, nhưng chúng ta vẫn thấy hạn chế rất lớn của giáo dụcthế giới và giáo dục Việt Nam là vẫn còn khiên cưỡng người học theo những chươngtrình giáo dục, giảng dạy chuẩn nào đó để cho ra các sản phẩm đồng loạt theo chuẩn kiến Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.**Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 391thức, chuẩn thi cử, chuẩn bằng cấp, chuẩn kỹ năng nhất định. Đây là điều phụ huynh,thầy cô, nhà trường, hệ thống giáo dục không mong muốn; nhưng chúng ta đang bị cuốntheo như một thói quen mà không có biện pháp để dừng xu hướng này được, cũng nhưdừng lại thì không thể đào tạo mà không có chuẩn, không có định hướng. Vậy, tìm kiếm cái chuẩn nào đây cho nhà trường phổ thông, để thầy cô vẫn hìnhdung ra được mô hình nhân cách chuẩn mà mình sẽ đào tạo ở người học, đồng thời linhhoạt, sáng tạo để tạo ra những người học chuẩn nhưng rất đặc sắc, phong phú về tàinăng, thành tựu, đa dạng về phong cách. Chúng ta đào tạo con người, không phải lậptrình robot. Sáng tạo, độc đáo phải là yếu tố hàng đầu của giáo dục trong thế kỷ XXI này. Với mong muốn thay đổi những hạn chế của nền giáo phổ thông Việt Nam, trongđó tính cứng nhắc, thiếu sáng tạo, chưa quan tâm đến tính cá nhân, tính độc đáo củatừng người học là hạn chế lớn trong nền giáo dục phổ thông Việt Nam cần sớm đượcthay đổi. Ngoài ra, các vấn đề về hoạt động hành chính giáo dục; giáo dục các nộidung thiết yếu như giới tính, kỹ năng mềm, bảo vệ môi trường… cũng cần được chútrọng. Bài viết tập trung đến hai cấp học: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học; bànđến một số vấn đề căn bản cần thay đổi ở hai bậc học này.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN CẦN THAY ĐỔI Ở CẤP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Mục tiêu quan trọng của Giáo dục Tiểu học là giúp trẻ đọc thông, viết thạo; thựchiện được các phép tính toán cơ bản; có hiểu biết về các vấn đề đạo đức, tự nhiên, xãhội đơn giản; ý thức được nhiệm vụ học tập và được rèn luyện cách học, phương pháphọc. Hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học là hoạt động học tập, đây là giai đoạnlứa tuổi quan trọng để hình thành ý thức học tập, khơi gợi tinh thần học tập dựa trênnhững đặc điểm tâm lý thuận lợi của trẻ: tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá …mọi thứ trong thế giới khách quan. Trong những năm đầu cấp Tiểu học, trẻ cũng rấtnghe lời thầy cô, dễ dàng tiếp nhận những gì thầy cô chỉ dạy, tổ chức. Nhà trường Tiểu học của chúng ta, đã cố gắng rèn luyện, cung cấp cho học sinhnhững tri thức khoa học cơ bản, giúp trẻ đọc thông viết thạo nhưng chưa thực sự dạycho trẻ cách học, phương pháp học cũng như hiểu được ý nghĩa của việc học: học chobản thân, học để hoàn thiện chính nhân cách của mình. Bên cạnh mục đích cung cấptri thức, việc trang bị cách học, rèn luyện tính tích cực học tập phải trở thành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Giáo dục phổ thông Việt Nam Giáo dục Tiểu học Giáo dục Trung học Thay đổi chương trình giáo dục phổ thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
37 trang 470 0 0
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 470 0 0 -
31 trang 372 0 0
-
2 trang 300 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 280 0 0 -
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 252 1 0 -
5 trang 191 0 0
-
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 182 0 0 -
7 trang 163 0 0
-
87 trang 146 0 0